Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cổ phiếu đại gia cao su tăng phi mã vì lý do gì?

(DS&PL) -

Mới đây cổ phiếu GVR chính thức lọt danh sách 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HoSE, vượt xa dự báo của các công ty chứng khoán.

Mới đây cổ phiếu GVR chính thức lọt danh sách 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HoSE, vượt xa dự báo của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu GVR tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng và những tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp của doanh nghiệp này. Ảnh: GVR

Cổ phiếu tăng phi mã

Chốt phiên giao dịch hôm 28/12, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam – Công ty cổ phần (VRG) xác lập kỷ lục giá mới ở mức 30.450 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao nhất của GVR kể từ khi gia nhập sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào giữa tháng 3/2020 và đã vượt xa dự báo của các công ty chứng khoán.

Với mức giá mới này, cổ phiếu GVR lọt vào top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HoSE. Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của GVR đã đạt mức 121.800 tỷ đồng tại ngày 28/12, chiếm tỷ trọng 3,01% trên HOSE.

Thanh khoản cổ phiếu GVR cũng xác lập kỷ lục khi có phiên khối lượng giao dịch lên tới hơn 9,5 triệu đơn vị, cao gấp nhiều lần so với thời gian mới niêm yết trên HoSE (chưa tới 1 triệu đơn vị). 

Kết quả này cho thấy sự kỳ vọng lớn của các nhà đầu tư đối với một doanh nghiệp Nhà nước vừa thực hiện cổ phần hóa chưa tới 3 năm. Hiện tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nắm giữ tại VRG lên tới 96,77% vốn điều lệ.

Giải mã đà tăng

Cổ phiếu của đại gia cao su tăng phi mã, được giới phân tích đầu tư đánh giá có nhiều triển vọng khả quan. Nguyên nhân là vì doanh ghiệp này sở hữu quỹ đất lớn với tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp.

Hiện tại, cao su, gỗ và khai thác bất động sản khu công nghiệp hiện là 3 mảng kinh doanh chính trong cơ cấu doanh thu của VRG. Trong đó, doanh thu từ mảng cao su là lớn nhất, chiếm đến gần 70% tổng doanh thu; tiếp đến là mảng gỗ chiếm 20% và mảng khu công nghiệp giữ tỷ lệ 5-7%.

Dù cho đóng góp từ mảng cao su vào hoạt động kinh doanh của VRG là lớn, song mảng bất động sản khu công nghiệp mới là mảng kinh doanh có tiềm năng để phát triển nhất trong tương lai. Nhất là trong bối cảnh bất động sản khu công nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam.

Tập đoàn vận hành các khu công nghiệp thông qua các công ty con chuyên phát triển bất động sản khu công nghiệp như Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty cổ phần Khu công nghiệp cao su Bình Long, Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp cao su Việt Nam; hay thông qua các công ty trong mảng cao su như Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú.

Ngoài việc sở hữu quỹ đất lớn và có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp, cổ phiếu GVR tăng mạnh do được hậu thuẫn từ kết quả kinh doanh khởi sắc.

Theo báo cáo của GRV, tính đến 15/12, doanh thu hợp nhất ước đạt 23.032 tỷ đồng tăng 3% so với năm trước, và lãi trước thuế ước đạt 4,955 tỷ đồng tăng 6%. Về sản lượng khai thác, GVR ước đạt 365,80 tấn trong năm 2020, vượt chỉ tiêu kế hoạch phê duyệt.

Thành lập năm 1975, GVR hiện là tập đoàn kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn hàng đầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng và khai thác cao su tự nhiên, cùng các mảng chế biến gỗ và đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp.

Cổ phiếu GVR giao dịch trên UPCoM từ năm 2018 sau khi phương án cổ phần hóa được phê duyệt cuối năm 2017.

Đến cuối tháng 3/2020, GVR lên sàn HoSE và nhanh chóng lọt Top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch này.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật