Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: “Đừng bao giờ bán nhiều thứ cho người chỉ cần một thứ”

(DS&PL) -

“Giả sử hãng phim đã được định giá chỉ dựa trên tài sản hữu hình là đất, thì Tổng công ty Vận tải thủy đã mua với giá rất hời"

“Giả sử hãng phim đã được định giá chỉ dựa trên tài sản hữu hình là đất, thì Tổng công ty Vận tải thủy đã mua với giá rất hời vì tài năng của các nghệ sĩ đã không được định giá”, ông Quách Mạnh Hào, chuyên gia kinh tế cho biết.

Ông Quách Mạnh Hào

Sau 2 tháng cổ phần hóa, nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đã bắt đầu phản ứng gay gắt với ban lãnh đạo mới của công ty cổ phần khi cho rằng công ty cổ phần chưa thực hiện đúng cam kết về trả lương và quan trọng là chưa cho thấy đường hướng phát triển hãng phim.

Vấn đề bức xúc khác được đặt ra là việc định giá Hãng phim truyện Việt Nam quá “rẻ mạt”, không tính đến giá trị thương hiệu của hãng phim hơn 60 năm tuổi, cũng như giá trị các khu đất. Sự việc được đẩy lên cao trào, trong diễn biến mới đây, Chính phủ đã một lần nữa vào cuộc.

Ngoài việc ghi nhận ý kiến của các bên liên quan, BizLIVE cũng ghi nhận ý kiến của các chuyên gia kinh tế đánh giá về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và những vấn đề đặt ra. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế, ông Quách Mạnh Hào:

Lịch sử và tên tuổi của Hãng Phim truyện Việt Nam là không thể bàn cãi. Nếu một hãng phim tư nhân cần một “lịch sử”, họ đang có cơ hội lớn …

Hãng phim truyện Việt Nam là một ví dụ tốt về định giá trong các thương vụ thâu tóm. Định giá phụ thuộc vào cách nhìn chủ quan của người thực hiện. Nói một cách đơn giản nhất, bên mua (Tổng công ty Vận tải thủy) đã nhìn vào giá trị tài sản hiện hữu là đất để tính toán trong khi bên bị mua (cụ thể là các nghệ sĩ Hãng phim truyện) cho rằng giá trị vô hình là tài năng của các nghệ sĩ là quan trọng.

Bên mua thực ra không có lỗi gì cả xét ở khía cạnh thị trường. Họ thậm chí có thể cho thôi việc toàn bộ cán bộ nhân viên và thanh lý tài sản như cách mà nhiều doanh nghiệp đã làm. Nhưng theo tôi, giả sử hãng phim đã được định giá chỉ dựa trên tài sản hữu hình là đất, thì Vận tải thủy đã mua với giá rất hời vì tài năng của các nghệ sỹ đã không được định giá. Vận tải thủy rõ ràng không có chuyên môn để phát huy tài năng nghệ sĩ và họ có thể sẽ bỏ phí một món hời tài sản vô hình có giá trị.

Bên bán đã rất sai lầm khi không định giá tài năng của các nghệ sĩ. Có thể họ không biết, cố tình, hoặc có nhưng quá ít đến mức bên mua thấy rằng chẳng cần phải dùng họ cũng cơ lợi (từ đất) rồi. Một nguyên tắc cơ bản trong định giá là tài sản chỉ có giá cao nhất đối với người cần nó.

Nếu Hãng phim truyện Việt Nam trước khi bán được cấu trúc thành 2 công ty con, ví dụ Công ty quản lý đất và Công ty phim truyện thì họ đã có thể bán 2 công ty cho 2 người mua có chuyên môn và mục đích khác nhau. Một công ty chuyên về phim sẽ rất có thể mua công ty phim truyện kia với giá còn cao hơn giá đã trả cho phần đất.

Bài học đó cũng là bài học mà bao chủ doanh nghiệp đã trải qua. Với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có những lợi thế hữu hình tương tự, nhất thiết cần phải cấu trúc trước khi thực hiện. Trừ khi, họ cố tình để làm lời cho ai đó. Trong trường hợp này, Vận tải thủy hoàn toàn có thể cấu trúc lại bằng cách gom các nghệ sĩ và đạo cụ lại thành công ty Phim truyện và bán nó đi. Họ sẽ vừa có đất, lại vừa có món hời từ bán tài năng của các nghệ sĩ.

Bài học rút ra là đừng bao giờ bán nhiều thứ cho người chỉ cần một thứ vì họ sẽ trả những thứ còn lại với giá tượng trưng.

NGUYỄN THẢO

Tin nổi bật