Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có nên hoang mang về phạt xe không chính chủ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sẽ không có trường hợp, chủ phương tiện khi đang tham gia giao thông bị kiểm tra hành chính và xử phạt về xe không chính chủ.

(ĐSPL) - Thủ tục  xác minh xe có chính chủ hay không phải được thực hiện qua công tác điều tra khi giải quyết vụ tai nạn giao thông ít nhất phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc qua công tác đăng ký xe. Chỉ trong hai trường hợp kể trên, khi xác minh được chủ sở hữu xe không đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành xử phạt về hành vi hành chính.

Ngày 1/1/2017 tới, quy định về xe chính chủ sẽ chính thức có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ xử phạt những xe được cho, tặng, không tiến hành sang tên đổi chủ.

Để tìm hiểu về vấn đề này,  phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ - Luật sư Vũ Hồng Hoa - Luật sư điều hành Hợp tác xã luật Đống Đa về những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xử phạt trên.

Luật sư Vũ Hồng Hoa khẳng định người dân không nên lo lắng, hoang mang khi tiếp nhận những nguồn thông tin không chính thống về vấn đề này. Bởi pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng, chi tiết điều chỉnh vấn đề này trong các văn bản mới.

Chỉ bị xử phạt khi không sang tên đổi chủ cho xe

Thưa luật sư, mức phạt với chủ phương tiện không đăng ký sang tên đổi chủ trước ngày 31/12/2016 là như thế nào?

Căn cứ điểm b, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 30, Nghị định 46 /2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Thạc sỹ - Luật sư Vũ Hồng Hoa.

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”

“…5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.”

Theo quy định trên, chỉ khi không thực hiện thủ tục tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật thì chủ phương tiện giao thông có thể bị xử phạt với mức phạt như sau:

Với các loại xe mô tô, xe gắn máy và tương tự xe mô tô, mức phạt sẽ là 100.000-200.000 đồng với cá nhân, 200.000- 400.000 đồng với tổ chức;

Với các loại xe ô tô, xe máy kéo, xe chuyên dụng, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với tổ chức.

Khi nào cơ quan công an mới được quyền xử phạt?

Trong trường hợp nào công an sẽ có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt khi chủ sở hữu xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi tham gia giao thông?

Căn cứ theo quy định tại Khoản  9, Điều 76, Nghị định 46 /2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 76. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

9. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 5 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.

Bởi vậy, sẽ không có trường hợp, chủ phương tiện khi đang tham gia giao thông bị kiểm tra hành chính và xử phạt về sai phạm này. Nhiều luồng thông tin hiện nay chưa rõ ràng có thể khiến người dân hoang mang. Tuy nhiên, pháp luật đã có quy định trình tự, thủ tục  xác minh xe có chính chủ hay không phải được thực hiện qua công tác điều tra khi giải quyết vụ tai nạn giao thông ít nhất phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc qua công tác đăng ký xe. Chỉ trong hai trường hợp kể trên, khi xác minh được chủ sở hữu xe không đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành xử phạt về hành vi hành chính trên.

Luật sư có đánh giá như thế nào về quy định trên?

Theo ý kiến cá nhân, việc đăng ký sang tên xe là cần thiết cho công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân người dân. Nhiều cá nhân vì ngại thủ tục hành chính phức tạp, sợ tốn kém mà không đăng ký sang tên. Tuy nhiên, khi xảy ra những mất mát kinh tế như (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo,…) thì việc chứng minh quyền sở hữu của cá nhân là rất khó khăn. Bởi thế, quy định về đăng ký xe chính chủ và xử phạt rất hợp lý.

Xin cảm ơn luật sư!

Hoài Phương (Thực hiện)

Xem thêm Video:
[mecloud]SNBEOVpVww[/mecloud]
 

Tin nổi bật