Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Cò đất” U60 làm giả sổ đỏ lừa đảo tiền tỷ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tiến và Cẩm dùng máy scan làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy ủy quyền để thế chấp cho 10 cá nhân, lừa đảo gần 1 tỉ đồng.

(ĐSPL) - Tiến và Cẩm dùng máy scan làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy ủy quyền để thế chấp cho 10 cá nhân, lừa đảo gần 1 tỉ đồng.

Theo báo Tuổi trẻ, chiều 11/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Minh Tiến (53 tuổi, ngụ P.Hưng Phú, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Cùng thực hiện hành vi này với bà Tiến còn có Trần Ngọc Cẩm (55 tuổi, ngụ xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ). 

Lê Minh Tiến (trái) cùng Trần Ngọc Cẩm.

Báo Tiền Phong thông tin, từ cuối năm 2014 đến nay, bà Tiến và bà Cẩm đã dùng máy scan làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tờ ủy quyền và dùng các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không còn giá trị sử dụng đem cầm cố, thế  chấp cho 10 cá nhân tại Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, lừa đảo gần 1 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, cả hai dùng trả nợ, tiêu xài.

Công an TP Cần Thơ cũng kêu gọi những ai là bị hại trong vụ án trên liên hệ với cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ qua số điện thoại 0693.67.22.16, gặp điều tra viên Lê Văn Chí Hữu để cung cấp thêm thông tin để được giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ năm 2009) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
 
c) Tái phạm nguy hiểm;
 
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
 
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
 
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
 
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

PHƯƠNG ANH (Tổng hợp)

Xem thêm video tại đây:

[mecloud]HsKl2jiH2f[/mecloud]

Tin nổi bật