(ĐSPL) – “Mặt trăng máu” - hiện tượng nguyệt thực toàn phần đã xảy ra vào trưa nay (15/4) và người dân ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Australia đã được chiêm ngưỡng trọn vẹn.
Vào lúc 2:06 EDT (khoảng 13h theo giờ Việt Nam), bóng tối của trái đất bắt đầu bao phủ hoàn toàn mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Lúc này, mặt trăng đã bắt đầu chuyển sang màu cam, đỏ và nâu sáng. Đây được nhiều gọi là hiện tượng "Mặt trăng máu".
Video cho thấy toàn cảnh hiện tượng “Mặt trăng máu” hôm nay:
Thuật ngữ “Mặt trăng máu” thường được dùng để chỉ hiện tượng nguyệt thực toàn phần này. Nguyệt thực hôm nay đã kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi.
Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi và nước Úc đã có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng thiên văn này. Do lệch múi giờ nên ở Việt Nam không có cơ hội chứng kiện hiện tượng "Mặt trăng máu" độc đáo này.
Hiện tượng “Mặt trăng máu” xảy ra hôm nay là hiện tượng thiên văn đầu tiên trong chuỗi 4 hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra trong 2 năm 2014-2015. Ba hiện tượng nguyệt thực còn lại sẽ lần lượt diễn ra vào các ngày 8/10/2014, 8/4/2015 và 28/9/2015. Bốn hiện tượng này được giới thiên văn gọi chung là “bộ tứ”.
Trong lịch sử 21 thế kỷ qua, giới thiên văn ghi nhận được 62 chuỗi “bộ tứ”. Mỗi khi một hiện tượng “bộ tứ” sắp xảy ra, người ta thường có những đồn đoán về việc sẽ có những đổi thay rất lớn xảy ra trong hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ là những đồn đoán không có căn cứ.
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ấn tượng về hiện tượng “Mặt trăng máu” hôm nay:
Hiện tượng độc đáo này thu hút rất nhiều người trông chờ để chiêm ngưỡng. |
Người dân ở Melbourne, Australia cùng chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có. |
Quá trình chuyển đổi của mặt trăng trong hiện tượng nhật thực toàn phần tại Miami, bang Florida (Mỹ) hôm nay. |