Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện giờ mới kể về người phụ nữ "gắn bó với bạo lực gia đình"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhìn chị say sưa nói về phụ nữ, về việc tuyên truyền cho các chương trình bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình ở Việt Nam, khiến nhiều người... nể phục bởi sự tậ

(ĐSPL) - Nhìn chị say sưa nói về phụ nữ, về việc tuyên truyền cho các chương trình bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình ở Việt Nam, khiến nhiều người... nể phục bởi sự tận tâm và thấu hiểu phụ nữ, thấu hiểu giới.

Theo chị Quỳnh Anh - Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, việc gặp mỗi người, mỗi cảnh đời ở các vùng miền tại Việt Nam đã làm cho chị thấu hiểu và thêm yêu cuộc sống. Chị càng muốn tuyên truyền cho nhiều người hiểu ra rằng, việc bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, chính là nguy cơ đẩy lùi sự phát triển của xã hội...

Sở thích ngược đời

Chị Hà Quỳnh Anh SN 1973, hiện đang làm việc ở Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Với thời gian dài tham gia các chương trình xã hội về giới, về bất bình đẳng giới tại Việt Nam, chị biết rằng phụ nữ trong thời kỳ hiện đại này đã từng bước có những sự ghi nhận, đánh giá công bằng về quyền và nghĩa vụ. Với nhiệm vụ là đại diện Quỹ dân số thế giới tại Việt Nam, chị cũng thường xuyên phối hợp cùng với các cơ quan liên quan để tổ chức các hội thảo, các lớp tuyên truyền cho mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội hiểu rõ về giới, về bình đẳng xã hội và xóa bỏ bạo lực gia đình.

Chị Hà Quỳnh Anh trong một cuộc hội thảo về bất bình đẳng giới.

Quỳnh Anh được đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Nghiên cứu và Phát triển tại úc, chuyên sâu về Giới. Năm 2008, chị bắt đầu vào làm việc tại UNFPA (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam). Trước đó chị đã tham gia một tổ chức phi chính phủ thế giới tại Việt Nam và chị cũng đã được "sống chung" với những vấn đề xã hội như thế này. Hồi đó, Quỳnh Anh làm những chương trình phát triển nói chung, vì thấy rằng, nếu không giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới nói chung thì khó mà giải quyết được mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Khi bắt đầu làm việc tại UNFPA, chị Quỳnh Anh được đào tạo, tham gia các lớp tập huấn và trở thành một "chuyên gia" về lĩnh vực giới và bất bình đẳng giới. Quỳnh Anh cho biết, việc bất bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện khá nhiều so với các thời kỳ trước, chị đã từng đến châu Phi - nơi vẫn còn những hủ tục lạc hậu cho phụ nữ và trẻ em gái mới thấy rằng, phụ nữ ở đây quá khổ. Các bé gái ở châu Phi đến năm 13 tuổi là bị cắt bộ phận sinh dục vì người ta cho rằng, bộ phận đó làm nên... tội lỗi của người phụ nữ và đến năm 2008, ở một số vùng của châu Phi, một số bé gái, phụ nữ ở đây vẫn bị đối xử bất bình đẳng giới như vậy...

16 năm gắn bó với các chương trình xã hội, về giới, chị Hà Quỳnh Anh cho biết, trừ các thành phố lớn, một số vùng miền ở Việt Nam vẫn còn sự bất bình đẳng về giới. Như người Mông ở vùng cao Việt Nam thì gánh nặng gia đình đều dồn lên vai người phụ nữ, họ vừa lên nương, vừa địu con trên lưng, tay phải làm việc trong khi nhiều ông chồng chỉ ở nhà uống rượu và rong chơi. Hay nhiều phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam khi chồng có người mới, thậm chí đưa người đó về nhà ngủ cũng không dám phản ứng nếu không sẽ bị đánh... Hay một số khu vực miền Trung vẫn không "cho" phụ nữ ứng cử các chức danh, hoặc chỉ 7\% phụ nữ được ứng cử các chức danh ở địa phương, vì thế việc tuyên truyền về bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình càng phải thường xuyên để nhiều người dân hiểu hơn nữa.

"Tiếp xúc với nhiều người, với những tình huống cụ thể của việc bất bình đẳng giới mới thấy rằng, phụ nữ Việt Nam còn quá nhiều thiệt thòi. Vì thế, việc tuyên truyền đến nhận thức, suy nghĩ của mọi người trong xã hội là quan trọng nhất. Tuyên truyền về giới không chỉ tuyên truyền cho đàn ông, mà cả phụ nữ nữa, vì nhiều người phụ nữ vẫn có tâm lý "tự ti" về mình, là phụ nữ nên không thể làm được cái này, cái kia, vì vậy thay đổi ở trong suy nghĩ là điều quan trọng nhất...", chị Quỳnh Anh nói.

Chị Hà Quỳnh Anh.

Thay đổi từ trong mỗi gia đình

Với đặc thù công việc ở UNFPA là phải đi lại khá nhiều nước và các vùng ở Việt Nam, mỗi một vùng đất đều để lại cho Quỳnh Anh một ấn tượng tốt đẹp. Vợ chồng chị có hai con trai, các cháu đã lớn và có thể tự chăm sóc mình nên chị cũng yên tâm phần nào khi thường xuyên đi công tác xa nhà. Chị tâm sự: "Có lần tôi hỏi con trai: "Lớn lên con muốn lấy một người phụ nữ như thế nào về làm vợ?". Con tôi trả lời: "Con muốn lấy một người dịu dàng, xinh đẹp và biết nấu ăn ạ..." khiến chị... giật mình. Vì làm công tác xã hội, về giới mà chị lại quên mất điều đó trong gia đình, rằng phụ nữ là phải nấu ăn, phục vụ gia đình, sẽ hạnh phúc hơn, nếu người đàn ông trong gia đình biết chia sẻ việc nhà, thậm chí cả đi chợ giúp đỡ vợ con...".

Khi Quỳnh Anh đi nói chuyện, tham gia hội thảo với nhiều tổ chức, nhóm hội, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Vì sao việc bình đẳng giới lại quan trọng như vậy? Chị cho hay, việc bình đẳng giữa nam và nữ tạo ra sự công bằng, tôn trọng nhau trong xã hội, giúp xã hội phát triển bởi việc đánh giá đúng năng lực, vai trò của nữ giới. Worl Bank (Ngân hàng Thế giới-PV) 5 năm một lần đưa ra báo cáo về giới, bất bình đẳng giới về việc làm, về nghèo đói, về chính trị ở Việt Nam, theo số liệu năm 2011 thì vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam tương đối tốt với chỉ số 59/160 nước.

Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, vẫn còn tồn tại những định kiến giới, ví dụ như ở việc quyền sử dụng đất, nam giới vẫn chiếm 62\% về việc đứng tên trên sổ đỏ, phụ nữ chỉ 20\% người được đứng tên quyền sử dụng đất và 18\% còn lại là hai người đứng tên. Chị cho rằng, bình đẳng giới là thay đổi từ những cái nhỏ nhặt nhất trong gia đình, là trẻ trai biết giúp mẹ, giúp chị công việc nhà, là người chồng thấu hiểu và chia sẻ được với vợ mình, thậm chí vợ bận có thể vào bếp nấu ăn, giặt quần áo, chăm con. Việc xóa bỏ tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ở nhiều địa phương cũng khá quan trọng.

Trong một khảo sát mới đây tại Hải Dương chị và các đồng nghiệp của mình hiểu ra rằng tâm lý muốn có con trai vẫn còn "ăn sâu" trong nhiều người, các bác sỹ, phòng khám ở địa phương này đều cam kết không tiết lộ giới tính thai nhi, nhưng 100\% người dân được hỏi đều biết rằng, con mình sắp sinh ra là gái hay trai. Vì thế chung tay xóa bỏ việc bất bình đẳng giới ở Việt Nam là việc thay đổi từ nhận thức, thay đổi cách đánh giá về giới.

Trong một số hội thảo mà Quỳnh Anh tham gia, nhiều phụ nữ ở các tỉnh thổ lộ, họ cũng rất muốn tham gia các hoạt động xã hội như đi hội họp, hội thảo nhưng dường như rất khó bởi họ bận rộn: Phải ở nhà lo cho chồng, cho con, nếu ra ngoài nhiều thì chồng, hay người nhà chồng không đồng ý, không ủng hộ. Vì vậy trong mỗi bài thuyết trình, trong các cuộc nói chuyện, Quỳnh Anh đều khéo léo đưa ra những ví dụ cụ thể để nam và nữ hiểu được sự bình đẳng giới là sự tôn trọng nhau và thay đổi từ trong mỗi gia đình.

Cần phải thay đổi quan niệm "tề gia nội trợ"

Theo chị Hà Quỳnh Anh, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ song do hủ tục, lệ làng cũng như định kiến nên rất nhiều chính sách đã không được thực thi. Bản thân phụ nữ cũng nên chủ động đòi hỏi quyền lợi cho mình. Không chỉ trong lĩnh vực tuyển dụng lao động, trong nhiều sản phẩm truyền thông, phim ảnh, quảng cáo... đâu đó vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng định kiến về giới, vô tình củng cố các quan niệm phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Nữ giới thường "đóng đinh" với những hình ảnh của "bà nội trợ", người phục vụ, chăm chỉ với các việc lau dọn, giặt giũ, chăm sóc con cái và nam giới lại ở vị trí thụ hưởng, nắm giữ quyền lực, thành đạt... Vì thế, quan niệm này cũng nên thay đổi, ai bảo đàn ông chăm con thì không tốt?

Tin nổi bật