Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ngày càng “ưu ái” chọn thuốc chống viêm, giảm đau nhằm chữa cháy tức thì những cơn đau. Theo các chuyên gia về xương khớp đã cảnh báo việc lạm dụng, hiểu sai tác dụng của thuốc chống viêm, giảm đau sẽ rước vào thân nhiều nguy hại: tổn thương nội tạng, loãng xương, thậm chí là hoại tử xương.
Khi người bệnh “tự kê toa bốc thuốc”
Sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoát vị đĩa đệm chiếm đến 50% trong nhóm bệnh xương khớp. Tại Mỹ, thoát vị đĩa đệm đang tăng 40% mỗi năm, dự báo đến năm 2030 có khoảng 40 triệu người bị tàn phế hoặc bị giới hạn vận động vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoát vị đĩa đệm trên 35 tuổi là 30%, trên trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.
Điều đáng lo ngại ở đây khi người bệnh có những dấu hiệu về bệnh như đau lưng, hông, bắp chân… thường không chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa mà tự ý điều trị, sử dụng tùy tiện thuốc chữa đau lưng, giảm đau thông thường không tìm hiểu kỹ lưỡng về công dụng, chức năng hay theo một khuyến cáo điều trị uy tín nào.
Tự ý dùng thuốc thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều nguy hại cho xương khớp. |
Dĩ nhiên nếu tự điều trị như vậy, người bệnh cũng có thể tạm thời khỏi được những triệu chứng trên và không nghi ngờ bất cứ điều gì thêm về nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nhưng về lâu dài, trong quá trình sinh hoạt và ăn uống, bệnh sẽ dễ tái phát lại.
Bác sĩ ngày càng khó khăn trong điều trị
Theo lời chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đức Trung (Trưởng khoa Dược, BV TW 108, Hà Nội) cho biết, “Các thuốc chống viêm, giảm đau tức thì là một biện pháp điều trị quan trọng và hữu hiệu trong các bệnh lý cơ - xương - khớp. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài và gây nhiều biến chứng, bệnh nhân cần có sử hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, kinh nghiệm để tuyệt đối tránh các chống chỉ định nguy hiểm. Nếu có chỉ định tiêm corticosteroid thì cũng cần có kỹ năng chứ không phải ai cũng tiêm được vì dễ xảy ra các biến chứng như can xi hóa bao khớp, nhiễm trùng, đứt gân, teo da, teo mỡ, thậm chí tử vong sau tiêm…”.
Tự ý chữa thoát vị đĩa đệm khiến bác sĩ càng khó hơn trong việc điều trị. |
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể cảm thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, không còn tình trạng đau nhức dữ dội nữa. Sự “nóng lòng” khiến người bệnh tưởng rằng bệnh đã hoàn toàn bị đẩy lùi nên tự ý ngưng sử dụng thuốc. Nhưng điều này rất nguy hiểm, bởi thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị tận gốc thì sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, gây đau đớn, nhờn thuốc, kháng thuốc. Thoát vị đĩa đệm sẽ kéo dài dai dẳng, lâu dần nó sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính, khiến cho việc điều tị bệnh thoát vị đĩa đệm của bác sĩ thêm khó khăn.
Giải pháp dự phòng và chữa trị tận gốc
Các chuyên gia cho biết, gần 15% bệnh nhân chữa thoát vị đĩa đệm cần can thiệp ngoại khoa để giải quyết cơn đau. Số còn lại nhẹ hơn, thường được điều trị nội khoa kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, tập luyện, ăn uống…Mặc dù điều trị nội khoa hay ngoại khoa là cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, nhưng bên cạnh đó còn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể kết hợp để quản lí các triêu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bài thuốc An Cốt Nam dạng sắc. |
Một khuynh hướng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiện nay là sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, là các dưỡng chất có tác dụng cho hệ xương khớp như bài thuốc An Cốt Nam.
Về cơ chế, An Cốt Nam không chỉ hoạt huyết, kháng viêm giảm đau mà còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống do tác động trúng đích vào hai bộ phận chính của tổ chức xương khớp là sụn và xương dưới sụn. Một khi sụn và xương dưới sụn khỏe mạnh đồng nghĩa với quá trình thoái hóa cột sống diễn ra chậm lại, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được kiểm soát tốt hơn, duy trì sức khỏe xương khớp từ gốc rễ.