Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia tiết lộ 8 thói quen hại vô cùng mà trẻ nhỏ học có thể học từ cha mẹ

(DS&PL) -

Nhiều bậc phụ huynh thường quy kết những hành động xấu hoặc thói hư của trẻ cho nhà trường vã xã hội nhưng các nhà khoa học đã chứng mình điều ngược lại.

Nhiều bậc phụ huynh thường quy kết những hành động xấu hoặc thói hư của trẻ cho nhà trường vã xã hội nhưng các nhà khoa học đã chứng mình điều ngược lại.

Nhà tâm lý học Albert Bandura thuộc Hiệp hội Y học Malaysia đã công khai một nghiên cứu cho thấy các yếu tố tâm lý và môi trường gia đình là điều ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hành vi của trẻ. Về cơ bản, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước 8 hành động dưới đây từ cha mẹ.

Không trung thực

Người lớn có hàng trăm lý do để nói dối như thoát khỏi rắc rối, đạt được điều gì đó, bảo vệ hoặc gây ấn tượng với ai đó. Tuy nhiên, bạn có thể vô tình dạy cho con mình rằng nói dối là chuyện bình thường nếu bạn tiếp tục làm việc đó.

Những lời nói dối vô hại có thể khiến trẻ nghĩ rằng đây là điều tốt. Thay vì tiếp tục thiếu trung thực, hãy phân tích cho con biết ranh giới giữa phép lịch sự và nói dối.

Trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước các thói quen xấu từ cha mẹ nhiều hơn từ trường học - Ảnh: Freepik

Nói bậy

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen nói bậy khi gặp chuyện khó chịu và đôi khi, là hành động vô thức. Nhưng đối với tâm trí non nớt của trẻ nhỏ, đó là những điều sẽ gây ấn tượng thực sự mạnh, khiến trẻ muốn bắt chước. Nếu bạn đã là phụ huynh, hãy nhớ cân nhắc từng lời nói khi có con bên cạnh bởi cha mẹ chính là hình mẫu người lớn lý tưởng của con.

Tức giận/ Bạo lực

Trong nghiên cứu “Bobo Doll” được Tiến sĩ Bandura thực hiện từ năm 1961 – 1963, ông thấy rằng trẻ em thường quan sát người lớn hành động và bắt chước rất nhanh.

Trẻ em từng chứng kiến ​​cha mẹ nổi giận hoặc dùng vũ lực có xu hướng nghĩ rằng đó là cách giải quyết vấn đề của người trưởng thành. Tác động của adrenaline trong trạng thái phẫn nộ cũng dễ khiến các bé cảm thấy “nghiện” và ưa thích bạo lực nếu không có sự hướng dẫn từ phụ huynh.

Lười hoạt động

Nhiều phụ huynh thường khuyến khích con trẻ năng động và chăm tập thể dục hơn trong khi họ chỉ nằm dài trên ghế sofa và xem TV cả buổi tối. Trẻ em sẽ có động lực thực hiện hoạt động thể chất nếu có cha mẹ năng động và cùng tham gia.

Nghiện điện thoại thông minh và thiết bị công nghệ

Hiện nay, ngay cả các bé vừa biết đi cũng được cha mẹ đưa cho một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại để giữ im lặng, không quấy phá hoặc ăn hết thức ăn. Với những em bé như vậy, cha mẹ sẽ không bao giờ có thể giới hạn việc sử dụng các tiện ích, trò chơi điện tử hoặc mạng xã hội khi lớn lên. Và dù bạn có nhắc nhở hàng nghìn lần về tác hại của thiết bị công nghệ với trẻ nhưng vẫn lướt Facebook miệt mài thì con sẽ bắt chước hành động của bạn thay vì nghe bạn nói.

Nhiều cha mẹ sử dụng các thiết bị công nghệ để giữ trẻ im lặng, không quậy phá - Ảnh: Freepik

Rượu/ thuốc lá/ ma túy

Trẻ em có cha mẹ sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá, sẽ có xu hướng sử dụng những chất này. Quan sát cha mẹ sử dụng chất kích thích để đối phó với căng thẳng có thể dạy cho con rằng các vấn đề trong cuộc sống đều có thể giải quyết bằng cách đó. Đặc biệt, ở độ tuổi trẻ thành niên, chất kích thích là biểu tượng của sự trưởng thành và chín chắn.

Lo lắng

Cha mẹ quá lo lắng với mọi thứ như hóa đơn tiền điện, kết quả học tập của con, một vết thương nhỏ ... không khiến trẻ cẩn thận hơn như nhiều người nghĩ. Kết quả là các bé cảm thấy thế giới này là một nơi quá nguy hiểm, luôn bi quan và sợ hãi.

Bệnh trầm cảm

Chứng trầm cảm có thể được gây ra bởi nhiều lý do khác nhau như cha mẹ không quan tâm, bạo hành, chấn động tâm lý. Một phụ huynh có bệnh trầm cảm thường nói những điều tiêu cực, tạo một luồng năng lượng xấu với trẻ nhỏ.

Những bé thường xuyên gặp phải tình huống này có thể mắc chứng chậm nói, khó kết nối với đám đông hoặc vấn đề về giao tiếp hoặc tự tin trong tương lai.

Thu Phương (Theo TheStar)

Tin nổi bật