Dị ứng thức ăn là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thành phần thức ăn và cơ thể đưa vào người.
Khi bị dị ứng thức ăn, cho dù chỉ là một lượng nhỏ thức ăn cũng khiến cơ thể có những biểu hiện của bệnh nên cần phải lưu ý hết sức khi chọn thực phẩm để sử dụng.
Dị ứng thức ăn là gì?
Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dị ứng thức ăn được định nghĩa là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể nhận diện sai lầm một loại thực phẩm là có hại. Bệnh có 2 dạng là cấp tính và mãn tính, cấp tính thì thời gian xảy ra bệnh rất đột ngột còn mãn tính sẽ kéo dài trong một thời gian khá lâu. Những biểu hiện của bị dị ứng thức ăn cấp tính có thể dẫn đến hậu quả là sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Bệnh dị ứng thức ăn phổ biến đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tuy nhiên bệnh cũng xảy ra với trẻ lớn hơn và cả người lớn.
Cơ chế dị ứng thức ăn
Nguyên nhân gây dị ứng cho cơ thể là do trong thức ăn chứa nhiều histamin hoặc quá trình chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra histamin và những chất hóa học trung gian làm giãn mao mạch, thoát huyết tương và những tế bào khác. Kết quả là sự thoát ra này làm đọng lại các chất trong cơ thể, phù nề tại chỗ hoặc khắp cơ thể. Những chất trung gian hóa học này đã gây nên những biểu hiện của bệnh như sung huyết, tiết dịch, dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, dị ứng thức ăn nổi mề đay, co thắt cơ trơn làm cho đau bụng, buồn nôn, khó thở, ...
Theo nghiên cứu, những chất có trong thức ăn gây dị ứng thức ăn là những protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Đặc điểm của loại protein này là bền với nhiệt nên khi đã nấu thức ăn kĩ ở nhiệt độ cao, protein vẫn giữ được cấu trúc ban đầu và làm chúng ta bị dị ứng thức ăn. Một đặc điểm gây bệnh dị ứng thức ăn khác của loại protein này đó là nó không bị phân hủy bởi men tiêu hóa và axit trong dạ dày.
Biểu hiện của dị ứng thức ăn
Bác sĩ giảng viên Y sĩ đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết dị ứng thức ăn thường có những biểu hiện sau đây:
Mức độ nặng của biểu hiện bị dị ứng thức ăn phụ thuộc vào thời gian cơ thể phản ứng lại thức ăn, cơ địa của bệnh và hàm lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.
Cách chữa dị ứng thức ăn nhanh nhất
Có những câu hỏi do các bậc phụ huynh đặt ra đó là cách chữa dị ứng thức ăn nhanh nhất là gì hay trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì, tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra cách chữa dị ứng thức ăn và cũng chưa có thuốc để phòng ngừa phản ứng của cơ thể đối với thức ăn. Mặc dù vậy, cũng có những điều cần phải tuân theo để quản lý tình trạng dị ứng thức ăn của bệnh nhân, bao gồm:
Phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ trong giai đoạn sơ sinh là cực kỳ quan trọng vì theo tiến trình dị ứng, nếu trẻ bị dị ứng thức ăn từ nhỏ sẽ có khả năng cao mắc những bệnh dị ứng khác trong quá trình phát triển của mình như viêm mũi dị ứng, chàm, hen phế quản. Do đó cần ngăn ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ từ lúc nhỏ bằng những biện pháp sau:
Trên đây là chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.
Yên Ninh