Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuỗi scandal khiến thương hiệu “Made in Japan” của người Nhật bị đe dọa

(DS&PL) -

Trước bê bối của Kobe Steel, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác như Toshiba, Samsung…cũng lộ nhiều sai phạm khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm của nước này.

Trước bê bối của Kobe Steel, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác như Toshiba, Samsung…cũng lộ nhiều sai phạm khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm của nước này.

Cuối tuần trước, ngành công nghiệp Nhật Bản rung động sau thừa nhận của hãng thép Kobe Steel về việc làm giả số liệu liên quan đến độ cứng và độ bền của một số sản phẩm nhôm, đồng để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Hãng cho biết số sản phẩm trên đã được chuyển tới hơn 200 công ty, nhưng không tiết lộ tên cụ thể. Họ phát hiện sự việc khi đang điều tra về các sản phẩm xuất xưởng từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017, VTC đăng tải.

Tuy nhiên, Kobe Steel chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các vấn đề an toàn liên quan đến số sản phẩm trên. Chúng trên chiếm 4% số sản phẩm bán ra trong giai đoạn trên. Ngay lập tức, giá trị vốn hóa của Kobe Steel, hãng sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, “bốc hơi” khoảng 1,5 tỷ USD chỉ trong 2 ngày...

Bê bối của Kobe Steel khiến ngành công nghiệp Nhật Bản rúng động. Ảnh: VnEconomy.

Trước đó, vào ngày 3/10, hãng sản xuất ô tô Nissan Motor Co. của Nhật Bản cũng tuyên bố triệu hồi hơn 1,2 triệu xe do nhân viên kiểm soát chất lượng không được ủy quyền đã tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng xe.

Vào tháng 6/2017, hãng sản xuất túi khí Takata phá sản là nguyên nhân dẫn tới cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới. Vào tháng 7, nhà chức trách Mỹ kết luận rằng trong trường hợp xảy ra tai nạn ôtô, dù đã có thêm các biện pháp an toàn mới, túi khí Takata vẫn có thể bị nổ. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu, VnEconomy cho biết.

Không chỉ vậy, tháng 3/2017, hãng lốp xe Toyo Tire & Rubber của Nhật thừa nhận làm giả dữ liệu về cao su dùng trong các tòa nhà có khả năng chịu động đất. Hay năm 2016, Mitsubishi Motors cũng thừa nhận đã gian lận kết quả mức độ tiêu hao năng lượng xe, báo Kinh doanh & pháp luật đưa tin. 

Năm 2015,các nhà chức trách Nhật đưa ra mức phạt cao chưa từng thấy 7,4 tỷ Yên, tương đương 66 triệu USD, đối với hãng điện tử Toshiba do giả mạo dữ liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Vụ bê bối khiến 3 chủ tịch của Toshiba bị sa thải, dẫn tới mức thua lỗ kỷ lục, và buộc hãng phải sa thải nhân viên, bán tháo nhiều mảng kinh doanh.

Thế giới luôn ngưỡng mộ các doanh nghiệp Nhật về tính kỷ luật, khả năng cạnh tranh cao và văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, mất hàng trăm năm để xây dựng danh tiếng nhưng việc phá hủy chúng lại vô cùng ngắn ngủi. Những bê bối gần đây của các doanh nghiệp lớn khiến người tiêu dùng phẫn nộ, ảnh hưởng tới thương hiệu Made in Japan của nước này.

Minh Thư (T/h)

Tin nổi bật