Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuỗi cửa hàng đồ chơi lớn nhất Mỹ phá sản vì Amazon

(DS&PL) -

Thất bại trong việc cạnh tranh với ngành thương mại điện tử cùng chuỗi cửa hàng giá rẻ khiến Toys R Us phải đệ đơn xin phá sản.

Thất bại trong việc cạnh tranh với ngành thương mại điện tử cùng chuỗi cửa hàng giá rẻ khiến Toys R Us phải đệ đơn xin phá sản.

Công ty Toys R Us đã đệ đơn xin phá sản vì khoản nợ từ hơn 10 năm trước. Khi đó, cả Bain Capital, KKR & Co. và Vornado Realty Trust cùng vay mua để biến Toys R Us thành công ty tư nhân. Kể từ đó, công ty này phải chật vật kiếm tiền trả nợ với khoản nợ lên tới hơn 4,9 tỷ USD.

Trước đó, năm 2015, CEO David Brandon của Toys R Us đã tìm cách thu hút trẻ em kéo cha mẹ đến các cửa hàng để có trải nghiệm thực tế sự thú vị trong mua sắm. Họ còn cung cấp cho khách hàng vị trí cửa hàng có sản phẩm nằm trong danh sách “Đồ chơi hấp dẫn” với giá cả phù hợp và chương trình trả góp không lãi suất.

Dù giảm giá sâu nhưng chuỗi cửa hàng này vẫn không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ.

Dù đã có những biến chuyển tốt, công ty này vẫn lỗ ròng 164 triệu USD trong quý I/2017 sau nhiều năm chưa từng có lợi nhuận từ năm 2013.

Theo nhà phân tích Noel Hebert, trong vài năm gần đây, mỗi năm chuỗi cửa hàng này phải chi tới nửa tỷ đô la tiền lãi. Do đó, họ không đủ khả năng tài chính để mở rộng cửa hàng, phát triển hàng hóa cũng như đẩy mạnh mảng bán lẻ trực tuyến.

Ngay cả mùa Noel năm 2016, doanh thu của chuỗi cửa hàng này đã giảm 2,5% do có nhiều đối thủ cạnh tranh và thị trường giá rẻ ngày càng phát triển.

Vào trước khi thông tin đơn phá sản được công bố, giới đầu tư đã ngầm dự đoán và bán tháo khiến giá cổ phiếu của các hãng sản xuất đồ chơi cung cấp cho Toys R Us sụt giảm. Đơn cử như Mattel Inc, nhà sản xuất Barbie và Fisher-Price, giảm 6,2% - mức giảm tệ hại nhất trong bảy tuần. Cổ phiếu của Hasbro, công ty đứng sau Monopoly, Nerf và Transformers, giảm 1.7%.

Hiện, chuỗi cửa hàng này có khoảng 1.600 cửa hàng trên khắp thế giới và có 2 trang web bán đồ chơi trực tuyến nổi tiếng là Toysrus.com và Babiesrus.com.

Không chỉ chuỗi đồ chơi Toys R Us, nhiều nhà bán lẻ khác như Payless Inc , Gymboree Corp. và Perfumania Holdings Inc., cũng tìm cách xin phá sản nhằm đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả và đẩy mạnh phát triển mảng bán hàng trực tuyến nhằm cạnh tranh trong giai đoạn mới.

(theo Boomberg)

Tin nổi bật