Sau khi nước lên, nhiều con đường trong xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, ngập sâu. Chỗ sâu nhất tại đây khoảng hơn 2m.
|
Đến ngày 31/7, mực nước tại xóm Gạch, thôn Nam Hài (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã rút bớt so với hôm trước, nhưng nhiều nơi, nước vẫn ngập sâu, việc đi lại, sinh hoạt của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Dân Việt |
|
Nhiều con đường trong xã Nam Phương Tiến ngập sâu, chỗ sâu nhất khoảng hơn 2m. Ảnh: Dân Việt |
|
Lãnh đạo xã Nam Phương Tiến thông tin: “Cả xã có 400 ha đất bị ngập, 830 hộ dân bị cô lập và 647 hộ ngập sâu trong nước với hơn 3.000 người bị ảnh hưởng. Hiện tại chúng tôi chưa thể triển khai phun thuốc khử trùng vì mực nước còn quá cao. Thời gian tới, nước rút đến đâu chúng tôi sẽ khử trùng đến đó”. Ảnh: Dân Việt |
|
Sau nhiều ngày chìm trong nước lũ, người dân tiếp tục chịu một đợt nước dâng cao mới khiến nhiều gia đình phải di tản. Ảnh: Dân Việt |
|
Nhiều công trình của xã nước đến quá nửa chiều cao, nhiều nhà dân nước ngấp nghé mái nhà. Người dân đi lại chủ yếu bằng thuyền. Ảnh: VTC News |
|
Nước ngập sâu nhiều ngày khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Dân Việt |
|
Tại nhà ông Nguyễn Huy Phượng (xóm Gạch, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vật dụng sinh hoạt xếp ngổn ngang ngoài sân, nhường chỗ cho 2 con lợn. Ảnh: VTC News |
|
Đàn gà được gia đình ông Phượng đưa lên gác xép tránh nước, còn vợ chồng ông ngủ ở phía dưới. Trước đó, con trâu cũng đã được ông cho đi gửi nhờ nhà người thân ở khu vực cao hơn. Ảnh: VTC News |
|
2 con lợn nhà ông Phượng được nuôi ngay gần phòng ngủ của gia đình. Ảnh: VTC News |
|
"Lúc đầu chúng tôi di chuyển đàn lợn xuống bếp, nhưng nước dâng ngập cả bếp nên đành phải cho chúng lên nhà. Dù nước rút nhưng chúng tôi vẫn lo môi trường ô nhiễm, đàn lợn con dễ bị bệnh lắm", bà Doãn Thị Vy - vợ ông Phượng chia sẻ. Ảnh: VTC News |
|
Cổng nhà của một hộ dân bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Dân Việt |
[presscloud]3589[/presscloud]
Đồng Trang (T/h)