Sau nhiều vụ tai nạn sập cần cẩu tháp nghiêm trọng, người dân luôn cảm thấy bất an, lo ngại về sự an toàn lao động tại các công trình xây dựng.
Mới đây, tối 5/10, 2 chiếc cẩu tháp đang thi công công trình cạnh đường Dương Đình Nghệ (Hà Nội) đã đổ sập, khiến người dân đi đường cũng như các công nhân đang làm việc tại đây một phen hoảng loạn. Hay trước đó, ngày 17/3, chiếc cần cẩu thi công tại công trình khách sạn Đông Đô (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) đã bất ngờ đổ sập, kéo đứt hàng loạt dây điện, dây cáp tại khu tập thể Giảng Võ. Sự cố không gây thiệt hại về người, nhưng khiến người dân khu vực một phen hú vía.
Những cần cầu tháp treo lơ lửng trên không trung
Tại Hà Nội, không khó bắt gặp những chiếc cẩu tháp cao hàng chục mét, treo những khối bê tông nặng cả tấn tại các công trình xây dựng, đang rình rập mối nguy hiểm có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Theo quy định, đối với công trường có sử dụng cẩu tháp, thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng phải thể hiện giới hạn vùng nguy hiểm vật rơi do việc lắp dựng, nâng hạ, vận hành cần trục. Trên công trường phải có biển báo theo quy định, đồng thời niêm yết sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng.
Đối với mặt bằng chật hẹp, ưu tiên sử dụng cần trục leo trong, cần trục có tay cầm dạng nâng hạ, cánh tay cần điều chỉnh tầm với bằng cách nâng lên hạ xuống, có đối trọng đặt trên cao hoặc bên dưới nhưng sát với thân tháp đứng.
Ngoài ra, quy định cũng nêu rõ phải bảo đảm an toàn cho khu vực ngoài phạm vi công trường xây dựng trong trường hợp khi vận hành cần trục tháp, vùng nguy hiểm vật rơi vượt ra khỏi phạm vi công trường xây dựng.
Tuy nhiên, nếu xét theo quy định trên thì có thể thấy nhiều công trình đang xây dựng tại Hà Nội vẫn vi phạm các quy định trong an toàn, vận hành cầu tháp của UBND TP Hà Nội vào tháng 4/2016, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Hiện trường vụ sập cần cẩu tháp ở đường Dương Đình Nghệ
Cụ thể, đối với các trường hợp vùng hoạt động của cần cẩu tháp vượt khỏi phạm vi công trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông, đi lại của nhân dân và công trình lân cận, chỉ cho phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và phải có rào chắn, có cảnh báo, bố trí người canh gác để tránh nguy hiểm.
Tuy nhiên, để hạn chế tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, và không còn là lỗi ám ảnh, sợ hãi đối với người đi đường. Ngoài sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, mặt khác các chủ đầu tư, đơn vị thi công các công trình cũng cần có biện pháp che chắn cũng như thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm kỹ thuật cũng như an toàn hành lang đặt cẩu tháp.
Chùm ảnh: Hiểm họa từ cẩu tháp tại công trình xây dựng
Chiếc cần cầu tháp có thể treo những khối bê tông nặng cả tấn |
Nhiều người đi đường bất an khi những chiếc cần cẩu tháp treo lơ lửng bên trên |
Nếu như những chiếc cần cẩu tháp này gặp sự cố thì hậu quả khôn lường |
Công Minh