Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ tịch Liên hiệp Hội UNESCO Việt Nam: Văn bản của Bộ VH-TT-DL có nhiều sai sót

(DS&PL) -

Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã yêu cầu tôi thay mặt LH thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình để bảo vệ danh dự cho tổ chức và các hội viên.

"Đứng trước yêu cầu chính đáng của hội viên và trách nhiệm giải đáp cho rất nhiều câu hỏi mà dư luận đặt ra với LH trong thời gian qua, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã ra nghị quyết yêu cầu tôi thay mặt LH thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình là nói lên tiếng nói sự thật với công luận để bảo vệ danh dự cho tổ chức và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên", ông Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ.


Ngày 10/3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) đã ký văn bản số 932/BVHTTDL-TTr gửi tới Ủy ban Nhân dân tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước thông báo việc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã vượt thẩm quyền “tổ chức vinh danh và công nhận “Cây Di sản”; cấp bằng cho hệ thống đền đạt chuẩn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam; Bằng công nhận “Việt Nam Linh thiêng cổ tự”; Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Bằng chứng nhận tôn vinh “Nghệ nhân” đồng thời yêu cầu các hội có tên trên dừng các hoạt động này.


Chúng tôi được biết, trước khi ban hành một văn bản quan trọng để đánh giá và xử lý đối với các tổ chức có uy tín như Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Bộ VHTT&DL đã bỏ qua việc xác minh để làm rõ sự việc như luật pháp quy định, mà chủ yếu chỉ dựa vào “báo cáo của một số địa phương, một số cơ quan báo chí và các trang mạng xã hội". Chỉ sau khi báo chi đưa tin và các trang mạng xã hội xôn xao thì các tổ chức trên mới biết đến sự việc này.

Điều bất ngờ hơn là Bộ VHTT&DL căn cứ vào một văn bản hoàn toàn không có giá trị hiện hành là Điều lệ cũ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, để cáo buộc trách nhiệm và xử lý Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Để làm rõ thực hư, Tạp chí Ngày Nay đã có buổi làm việc với Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (LH). Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn.

Phóng viên: Thưa ông, chúng tôi được biết khi ban hành Văn bản số 932/BVHTTDL-TTr BVHTTDL đã dựa vào một văn bản pháp quy không có giá trị hiện hành để đánh giá và xử lý đối với LH. Dư luận muốn biết thái độ và ý kiến của LH về việc này?

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Đây là công văn do bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL ký. Chúng tôi không tin rằng tập thể ban lãnh đạo Bộ VHTT&DL, cơ quan đầu ngành văn hóa của quốc gia lại phê chuẩn một chủ trương quan trọng liên quan đến hoạt động của ba tổ chức có uy tín bằng một văn bản có nhiều sai sót và sơ hở về mặt pháp lý đến như vậy. Những sơ hở đó không chỉ làm mất uy tín của chính ngành văn hóa mà còn làm tổn thất nặng cho các tổ chức xã hội dân sự, cho nhân dân. Tuy nhiên, thái độ nhất quán từ xưa đến nay của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù, tôi xin nhấn mạnh là nhiều năm qua Bộ VHTT&DL đã đưa ra không ít quyết định, nhận định và chủ trương quan liêu, bất công, thiếu tinh thần xây dựng đối với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Do đặc thù của tổ chức chúng tôi là gắn liền với hình ảnh UNESCO - một tổ chức quốc tế có uy tín, đồng thời mang tên của tổ chức đó trong tên gọi của mình, có sứ mạng là cánh tay nối dài giúp Chính phủ trong công tác UNESCO, có chức năng đối ngoại nhân dân và là thành viên của mạng lưới UNESCO phi chính phủ thế giới, do đó hơn 10 năm qua chúng tôi đã lựa chọn giải pháp “một điều nhịn chín điều lành” để tránh va chạm, xung đột với một số bộ phận công chức đang nằm trong bộ máy cơ quan công quyền nhằm mục đích bảo toàn hình ảnh của tổ chức trước công luận. Nhưng công văn lần này của bà thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã đi quá xa, đã gửi tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước, được rầm rộ tung lên báo chí và các trang mạng xã hội trước khi các các tổ chức liên quan biết đến văn bản này. Nội dung văn bản này đã làm cho dư luận trong và ngoài nước hiểu sai nghiêm trọng về tổ chức của chúng tôi.

Đứng trước yêu cầu chính đáng của hội viên và trách nhiệm giải đáp cho rất nhiều câu hỏi mà dư luận đặt ra với LH trong thời gian qua, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã ra nghị quyết yêu cầu tôi thay mặt LH thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình là nói lên tiếng nói sự thật với công luận để bảo vệ danh dự cho tổ chức và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên.

Nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

- Xin ông nói rõ hơn điều mà ông vừa đánh giá là “trong nhiều năm qua Bộ VHTT&DL đã đưa ra không ít quyết định, nhận định quan liêu, bất công, thiếu tinh thần xây dựng đối với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam”.

Tổ chức chúng tôi thành lập năm 1993, hiện còn gần một nửa ủy viên BCH Liên hiệp hoạt động liên tục từ đó đến nay, chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước, sự trưởng thành của Liên hiệp, đồng thời cũng chứng kiến sự thay thế của nhiều thế hệ lãnh đạo tại các cơ quan công quyền, trong đó có Bộ VHTT&DL. Bởi sự thay đổi đó chúng tôi thực sự không muốn nhắc lại những chuyện xưa.

Việc thứ nhất, tuy đã xảy ra cách đây 14 năm, đến nay vẫn còn là câu chuyện mới mẻ. Mới mẻ vì đó là vết thương đó chưa lành bởi nó vẫn còn được một số cơ quan sử dụng để nhắc nhở một mỗi khi chúng tôi triển khai hoạt động, ảnh hưởng không ít đến sự hăng hái và đi lên của tổ chức chúng tôi.

Năm 2003, để đón chào SEA Games 22 tổ chức ở VN, Trung tâm UNESCO Văn hóa Truyền thống do GS Phạm Tất Dong (nguyên Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương) làm Giám đốc đã đề xuất một sáng kiến hết sức có ý nghĩa, được BCH LH hoan nghênh, được Ủy ban Thể dục Thể thao và vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT lúc đó rất ủng hộ, nhiệt tình phối hợp thực hiện. Đó là tổ chức “Cuộc gặp mặt các bà mẹ của các vận động viên xuất sắc trước thềm SEA Games 22”. Đã có 42 bà mẹ các vận động viên xuất sắc đến từ 22 tỉnh thành tham dự cuộc giao lưu có ý nghĩa này. Đoàn các bà mẹ đã được Lãnh đạo ngành TDTT, đại diện Chính phủ, lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ VN tiếp đón nồng nhiệt, được tham quan du lịch, được tham gia các hoạt động văn hóa trong vòng 5 ngày, được đài thọ hoàn toàn với nguồn kinh phí eo hẹp vận động từ xã hội và đóng góp từ hội viên trung tâm. Hàng chục tờ báo lớn, truyền hình đã đưa tin, biểu dương ý nghĩa của hoạt động. Ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT đã nhiều lần xúc động cảm ơn GS Phạm Tất Dong và LH, coi đây là một sáng kiến độc đáo, có ý nghĩa, mở đầu để ngành TDTT thực hiện cho các năm sau như một hoạt động truyền thống.

Đáng tiếc trong khi hoạt động đang còn dang dở thì Báo Văn hóa - cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa thông tin, số 868, ngày 12/3/2003 đã đăng bài giật tít trên trang nhất: “Gặp mặt các bà mẹ vận động viên xuất sắc toàn quốc: Văn hóa hay thương mại hóa?”. Bất chấp ý nghĩa tích cực của hoạt động, bất chấp dư luận hoan nghênh cùng hàng chục bức thư đầy xúc động bày tỏ cảm kích gửi tới BTC từ chính tay các bà mẹ tham dự sự kiện, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã chịu thanh tra liên ngành bởi bài báo mang nội dung xuyên tạc này. Năm đó ngành thể thao chưa sáp nhập cùng ngành văn hóa nhưng đoàn thanh tra này lại do Bộ Văn hóa lúc đó chủ trì. Trong ba tháng, toàn bộ chứng từ, tài liệu, sổ sách của Liên hiệp đã bị niêm phong. Hoạt động của khối VP trung ương LH gần như ngưng trệ. Mấy tháng sau chúng tôi nghe tin Bộ Văn hóa đã có kết luận, nhưng Liên hiệp các Hội UNESCO VN không nhận được văn bản này mà phải sang xin sao lục tại Ủy ban Thể dục Thể thao.

Bản kết luận đó đánh giá “Ban tổ chức sự kiện đã sử dụng kinh phí đúng mục đích” và cân đối thu chi dư ba triệu đồng, nhưng kết luận đã bỏ qua không ghi nhận các khoản thanh toán lên đến hàng chục triệu đồng khác do anh chị em TT đóng góp để cân đối thu chi cho hoạt động này. Trong đề án mà TT trình LH cũng như các văn bản phối hợp với ngành TDTT (hiện vẫn được lưu trữ tại VP trung ương LH) không hề đưa ra khái niệm “tôn vinh” (bởi các bà mẹ vận động viên không thuộc diện chính sách của nhà nước) mà chỉ coi đây là “sự kiện giao lưu gặp gỡ” do một tổ chức nhân dân thực hiện nhằm góp phần cổ vũ động viên các vận động viên trước thềm SEA Games. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là bản kết luận đó đã dành nhiều lời lẽ để chứng minh rằng “hoạt động này chưa hoàn thành mục tiêu đề ra là một cuộc tôn vinh các bà mẹ”, “chưa xứng đáng là một hoạt động mang tầm quốc gia”. Đây là một kết luận không có cơ sở, khó hiểu về động cơ, mà thực chất là để tiếp tục hạ thấp thành quả, ý nghĩa đóng góp của hội viên LH. Trong kết luận đó của Bộ Văn hóa cũng không đả động gì tới việc xử lý tờ báo của ngành mình đã viết bài vu khống, xuyên tác sự thật, gây tổn thất nhiều mặt cho LH, cũng không yêu cầu tờ báo xin lỗi LH, xin lỗi Giáo sư Phạm Tất Dong, xin lỗi ngành TDTT như Luật Báo chí quy định.

Hội nghị Quốc tế Vì hòa bình do Liên hiệp các Hội UNESCO tổ chức

Việc thứ hai: Là một tổ chức hoạt động theo tiêu chí UNESCO, các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã được LH quan tâm và tiến hành trên hai mươi năm nay như một nhiệm vụ của tổ chức. Nhưng từ khi Hội Di sản Việt Nam được ra đời (thành lập sau LH các Hội UNESCO VN hơn mười năm) và là một tổ chức “chịu sự quản lý nhà nước và bảo trợ của Bộ VHTT&DL” thì thực tiễn cho thấy các hoạt động của các đơn vị của LH có liên quan đến hoạt động bảo tồn văn hóa bắt đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại. Trong khi đó các nội dung hoạt động tương tự như được nêu tại công văn 932/BVHTTDL-TTr của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, chỉ khác nhau cái tên gọi, trên thực tế mấy năm gần đây không phải là được tiến hành thường xuyên trong Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam mà đang được thực hiện rầm rộ tại nhiều địa phương trong khuôn khổ Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Như vậy Bộ VHTT&DL coi các hoạt động của Hội Di sản là hợp pháp, là đặc quyền, còn thực hiện trong một tổ chức liên tục trong hơn 20 năm nay, có chức năng tham gia đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn văn hóa, gắn với tiêu chí UNESCO là một tổ chức quốc tế hàng đầu đang giúp các quốc gia, giúp Việt Nam trong công tác bảo tồn văn hóa, nay Bộ VHTT&DL coi là bất hợp pháp.

Việc thứ ba: Trong mấy năm gần đây Bộ VHTT&DL đã ban hành lệnh thanh tra đối với một số hoạt động của hội viên của Liên hiệp, nhưng nội dung các văn bản đó không đả động gì đến ý nghĩa, ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, vốn là bản chất, là động lực và mục tiêu căn bản của công tác bảo tồn, mà chỉ tập trung đề cập đến một nội dung là phân định quyền hạn, mà thực chất là quyền lợi cho một lĩnh vực văn hóa liên quan đến tính ngưỡng thờ Mẫu và Hầu Đồng. Hai vụ việc xảy ra trong hai năm gần đây tại tỉnh Phú Thọ và Nam Định mà Thanh tra Bộ VHTT&DL đã ban bố lệnh thanh tra, khi lần tìm đến cái nút thắt cuối cùng thì đều liên quan đến nhận thức và thái độ của một số người hoạt động trong lĩnh vực Đạo Mẫu, một loại hình hoạt động được triển khai rầm rộ trong Hội Di sản Việt Nam, đằng sau đó là dấu gạch nối với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Thanh tra Bộ VHTT&DL đã cho cán bộ thanh tra đã về tận địa phương cấp tỉnh, huyện để đòi thanh tra các trường hợp trên nhưng đã bị chính quyền các địa phương phản bác do mục đích thanh tra không đúng tính chất sự việc, thể hiện thái độ áp đặt, cửa quyền, xa rời thực tế và đi ngược lòng dân.

LH các Hội UNESCO phát động Thập kỷ VH vì Hòa Bình của LHQ và UNESCO tại Quảng trường Ba Đình

Việc thứ tư: Trong suốt những năm qua, trước khi ban bố các chủ trương và xử lý các vấn đề liên quan tổ chức của chúng tôi, Bộ VHTT&DL đã không một lần, chúng tôi xin nhắc lại là KHÔNG MỘT LẦN thực hiện quy trình thanh tra mà Nhà nước quy định, không liên lạc với cơ quan chủ quản để nghe tường trình, trốn tránh tiếp xúc trực tiếp với các đương sự liên quan để xác minh cho rõ ngọn ngành trước khi đưa ra kết luận và chủ trương xử lý, do không phản ánh đúng tình hình nên các quyết định đó trở thành phản tác dụng. Không những thế, các kết luận thiếu căn cứ trước đó đã được Thanh tra Bộ VHTT&DL sử dụng làm căn cứ để đưa ra kết luận sau, tất cả các vụ việc đều diễn ra trong tình trạng “tiền trảm hậu tấu” không điều tra xác minh, mà đỉnh điểm là đã có hành động “mật báo” với ngành an ninh để báo động tới chính quyền tất cả các tỉnh thành trong cả nước về những nội dung không đúng sự thật, gây sự hiểu nhầm nguy hiểm cho các cơ quan an ninh, các cơ quan công quyền địa phương đối với hoạt động của hội viên, cản trở các hoạt động hợp pháp của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Thanh tra, bản thân hai chữ đó đã nói lên bản chất và đạo lý của công việc này: Đó là điều tra công tâm, công bằng, minh bạch và trong chế độ nào cũng phải đặt lợi ích của nhân dân, của xã hội lên hàng đầu, nhất là trong một thể chế dân chủ, binh đẳng và vì dân như trong chế độ chúng ta. Qua các sự việc lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua cho thấy có một bộ phận cán bộ Bộ VHTT&DL đang có biểu hiện không làm tròn nhiệm vụ của một cơ quan đầu ngành về văn hóa, lợi dụng công quyền để muốn làm gì thì làm, từ lâu quen thói quan liêu, cửa quyền, coi dân như cỏ rác, coi thường các tổ chức xã hội dân sự, bất chấp các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra kiểm tra, đi ngược tinh thần hiến pháp, phản ánh lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý văn hóa và quản lý xã hội. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất đáng tiếc cho xã hội, tạo điều kiện cho những thành phần bất mãn, chống đối chế độ có cơ hội lợi dụng để bôi nhọ tình hình đất nước, bôi nhọ chế độ, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang ra sức khuyến khích huy động mọi nguồn nội lực nằm trong nhân dân để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động cộng đồng của hội viên Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

- Như ông đã cho biết, bên cạnh thành tích chung của hội viên, Liên hiệp cũng đã có thái độ nghiêm khắc để giữ kỷ cương và tiêu chí của tổ chức. Ông có thể cho biết việc xử lý đó có liên quan đến những nội dung được nêu trong văn bản do bà thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành?

Các lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam rất phong phú, đa dạng, trong đó nội dung văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa chỉ là một bộ phận. Nhưng thực tế lại cho thấy trong mấy năm gần đây, Bộ VHTT&DL chỉ quan tâm đề cập đến một số nội dung liên quan đến hoạt động bảo tồn văn hóa Đạo Mẫu, trong đó không thấy Bộ VHTT&DL ghi nhận thái độ nghiêm túc của LH trong việc kịp thời xử lý các sai phạm của hội viên trong lĩnh vực hoạt động này, ngược lại chỉ thấy nêu lên những vấn đề phân quyền và quyền lợi trong các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu.

Bởi vậy tôi xin phép chỉ giới hạn câu chuyện này trong khuôn khổ liên quan đến Đạo Mẫu và xin được minh họa bằng một số sự việc cụ thể để dư luận hiểu thêm về quan điểm và thái độ của LH.
Sự việc thứ nhất: Chấm dứt bảo trợ cho Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Dân gian do ông Ngô Đức Thịnh làm giám đốc (hiện nay ông Thịnh đang phụ trách nội dung liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu trong Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam). Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Dân gian được thành lập tháng 10/2008. Sau một thời gian thận trọng quan sát và nắm tình hình, BCH LH nhận thấy ông Thịnh đã đưa đơn vị này đi chệch tiêu chí ban đầu và chỉ tập trung toàn bộ hoạt động của trung tâm vào lĩnh vực duy nhất là Đạo Mẫu, vốn là chuyên môn của ông Thịnh. Trong khi hội viên chính thức của trung tâm chỉ có 33 người, nhưng ông Thịnh đã đã tự động kết nạp thêm hơn 200 thanh đồng làm hội viên riêng của trung tâm, là việc làm trái quy chế của TT, trái quy định của LH. Ông Thịnh đã cấp thẻ hội viên riêng của trung tâm cho họ mà không được phép của Liên hiệp. Một số thanh đồng đã sử dụng những chiếc thẻ đó để tự xưng là “thanh đồng Liên Hợp quốc”, “thanh đồng UNESCO” gây khó dễ với chính quyền địa phương khi công an và chính quyền địa phương xử lý các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện buôn thần bán thánh (xảy ra ở Bắc Giang, Bắc Ninh). Điều này đã làm cho chính quyền các địa phương và một số cơ quan chức năng hiểu sai về LH.

Bên cạnh đó tại một số diễn đàn khoa học, ông Thịnh luôn đưa ra những quan điểm không phù hợp chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Ông Thịnh thường công khai phát biểu rằng “Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam, từ Đạo Phật, Thiên Chúa giáo đến Đạo Hồi đều là những tôn giáo ngoại lai, là thứ tôn giáo “phù tử”. Chỉ có Đạo Mẫu là của Việt Nam, là “phù sinh”, do đó cần làm sao để đưa Đạo Mẫu thành “tôn giáo” thành “quốc đạo” của Việt Nam”, rằng “nhờ Đạo Mẫu mà hình ảnh của các anh hùng dân tộc mới được truyền tụng trong đời sống đến hôm nay”. Hội viên LH phản ánh ông Thịnh đã phát biểu quan điểm này tại nhiều diễn đàn và không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người. Bản thân tôi đã không chỉ một lần thẳng thắn góp ý với ông Thịnh rằng với tư cách là một nhà khoa học mà có cách đặt vấn đề như vậy là sơ hở về phương pháp luận, là hiểu mơ hồ về tôn giáo, là có thái độ phân biệt đối xử, không phù hợp với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Bản thân tôi đã không chỉ một lần bày tỏ quan điểm với Thịnh là: “Chúng ta không nên mượn danh nghĩa văn hóa, mượn danh chủ nghĩa yêu nước hình thức trong các vấn đề về tâm linh. Đạo Mẫu chỉ đẹp và có giá trị văn hóa khi nó sống trong nhân gian như một tín ngưỡng dân gian, cớ sao cứ phải là tôn giáo, là quốc đạo?”.

Trước tình hình hoạt động của TT có nhiều biểu hiện ngày càng đi chệch tiêu chí, từ 2010, LH đã yêu cầu ông Thịnh ngừng việc lấy danh nghĩa LH, sử dụng hình ảnh UNESCO cho các hoạt động liên hoan diễn xướng mang màu sắc tín ngưỡng trong nước và quốc tế. Đến khi tình hình tổ chức của trung tâm trở nên phức tạp, vượt khỏi tầm kiểm soát của LH, Hội nghị BCH LH cuối 2011 đã thông qua nghị quyết chấm dứt bảo trợ hoạt động của TT Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng. Đầu năm 2012, LH đã mời ông Thịnh đến trung ương hội để thông báo chủ trương này, sau đó đã ra quyết định giải thể trung tâm ra khỏi hệ thống tổ chức của LH.

Sự việc thứ hai: Kỷ luật giải thể Trung tâm UNESCO Văn hóa Đông Bắc là đơn vị có chức năng tập hợp trí thức và quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa bản địa tại khu vực tỉnh vùng Đông Bắc VN. Tương tự như trường hợp vừa nêu, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (10/2007), trung tâm đã có biểu hiện đi chệch tiêu chí, chỉ tập trung vào các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, mượn danh văn hóa, không xin phép LH tự động tổ hàng loạt sinh hoạt liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở nhiều tỉnh thành, mạo danh con dấu và chữ ký lãnh đạo LH để phát hành trái phép hàng loạt bằng khen, chứng nhận cho cộng đồng để thu phí. Phát hiện các sai phạm nghiêm trọng này, tháng 4/2012 LH đã ban hành quyết định giải thể TT, kỷ luật bãi nhiệm toàn thể ban giám đốc, kỷ luật khai trừ đối với giám đốc TT và gửi thông báo tới các địa phương và các sở ban ngành có liên quan.
Bên cạnh đó, trong 2015 và 2016, Liên hiệp đã cương quyết đình chỉ một loạt các hoạt động của một số đơn vị thành viên lấy lý do cổ xúy cho việc Đạo Mẫu được UNESCO công nhận Di sản VH phi vật thể thế giới để tổ chức các hoạt động “liên hoan diễn xướng” có thu kinh phí của người tham gia.

Điều đáng buồn là những sai phạm trong mấy năm gần đây ở Liên hiệp chủ yếu lại nằm trong bộ phận hội viên hoạt động trên lĩnh vực văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Các sai phạm này không những gây khó khăn cho tổ chức chúng tôi mà còn làm tổn hại đến các giá trị văn hóa, ý nghĩa nhân văn trong sáng của phong tục thờ cúng Tam Tứ phủ của dân tộc Việt Nam. Thực tế này cho thấy đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm và có chính sách chỉ đạo kịp thời.

Đứng trước trào lưu sinh hoạt tâm linh trong nhân dân đang không ngừng phát triển, dường như vượt lên trên nhu cầu của tiến bộ xã hội; nhận thấy trình độ dân trí rất không đồng đều trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt có những tác động đáng lo ngại lên nhận thức của một bộ phận thanh thiêu niên đang mất phương hướng; đứng trước tình hình mê tín dị đoan đang trở thành một vấn nạn, Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lần thứ 43 BCH LH (7-2016) đã biểu quyết thống nhất tạm thời yêu cầu các đơn vị thành viên ngừng các hoạt động có liên quan đến các loại hình sinh hoạt tâm linh nhạy cảm này.

- Xin cảm ơn ông về các thông tin cụ thể giúp công luận hiểu hơn về Liên hiệp. Nhưng ông chỉ mới thông tin những vấn đề liên quan đến khía cạnh văn hóa tín ngưỡng Mẫu. Tuy nhiên, trong văn bản của bà Đặng Thị Bích Liên còn phê phán Liên hiệp đã vượt thẩm quyền cấp một loại chứng nhận khác nữa gọi là “Việt Nam Linh thiêng cổ tự”. Xin ông cho dư luận biết thêm về việc này.

“Việt Nam Linh thiêng Cổ tự” không phải là Danh hiệu vinh dự Nhà nước quy định trong Luật Thi đua khen thưởng, cũng không phải là một danh hiệu thuộc bản quyền của Bộ VHTT&DL hoặc của bất kỳ một tổ chức nào khác. Chúng tôi không rõ căn cứ vào nội dung pháp lý nào để bà Liên quy kết cho LH các Hội UNESCO VN là đã vượt thẩm quyền khi sử dụng tên gọi này cho hoạt động của mình?

“Việt Nam Linh thiêng Cổ tự” là tên của một hội thảo thực hiện bởi sáng kiến của một trung tâm có chức năng truyền thông thực hiện, căn cứ nguyện vọng của cộng đồng và hội viên đã đề đạt từ nhiều năm qua. Đây cũng là tên chứng nhận của hội thảo được trao cho cho các đơn vị tham gia. Hoạt động này mang tính xã hội học hơn là văn hóa, với chủ đề vai trò và đóng góp của giới tăng ni phật tử vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo tiêu chí “Tốt đời, đẹp Đạo”, thông qua đó động viên khuyến khích những đơn vị tham gia hội thảo tiếp tục phát huy thành tích để đóng góp vào phúc lợi dân sinh xã hội, ra sức gương mẫu thực hiện chính sách tôn giáo của Nhà nước. Trong các hội thảo này, các cơ sở tôn giáo tham gia hội thảo đều đăng ký tham luận, có báo cáo thành tích, đa số các đơn vị được chính quyền địa phương đã xác nhận thành tích, được ban tổ chức xem xét bình chọn theo tiêu chí hội thảo. Trước khi tổ chức hoạt động, Liên hiệp đã nhiều lần báo cáo bằng văn bản với Ban Tôn giáo Chính phủ và có công văn đề nghị phối hợp với tất cả các cơ quan quản lý tôn giáo ở các địa phương.

Xin nói rõ là bản thân cụm từ “Việt Nam Linh thiêng Cổ tự” là do Giáo sư Vũ Khiêu tặng cho hội thảo. Dịch sang tiếng quốc ngữ thì đó là “Ngôi chùa cổ Việt Nam linh thiêng”. Đây là một cái tên đẹp, nhưng hoàn toàn không mang tính chất “xếp hạng văn hóa”, cũng không hàm chứa nội dung văn hóa đơn thuần. Giáo sư Vũ Khiêu giải thích hai chữ “linh thiêng” đó rất quan trọng trong bối cảnh đất nước đang tràn ngập tệ nạn mê tín dị đoan như hiện nay. Khái niệm đó nói lên rằng một trung tâm tôn giáo chỉ có thể trở thành linh thiêng nếu ở đó có truyền thống tốt đẹp, chuyên tâm hành thiện, tránh xa tệ nạn mê tín dị đoan, không mạo danh văn hóa để buôn thần bán thánh, toàn tâm toàn ý khuyến khích nhân dân hướng theo con đường tu dưỡng nhân phẩm, đạo đức, đi theo con đường chính đạo. “Tại sao chúng lại hẹp hòi về một khái niệm đẹp dành cho những con người có hành động đẹp?” - Đó là quan điểm của Giáo sư Vũ Khiêu khi chúng tôi phân vân lựa chọn tên gọi cho sự kiện này.

Dư luận cũng nên biết thêm: Theo lời mời của Ban Tổ chức, đã có một vị Thứ trưởng Bộ Văn hóa đang đương chức đã đại diện cho Bộ VHTT&DL rất nhiệt tình dành thời gian tham gia hầu hết các cuộc hội thảo “Việt Nam Linh thiêng Cổ tự” với một thái độ trân trọng. Ông còn tình nguyện tham gia trao các chứng nhận “Việt Nam Linh thiêng cổ tự” để động viên các ngôi chùa có thành tích tham dự hội thảo. Vị lãnh đạo ngành văn hóa này đã không chỉ một lần nói với chúng tôi: “Hoạt động này rất hay, rất thiết thực, có nhiều ý nghĩa xã hội tích cực và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay”.

- Xin ông cho biết thêm ý kiến đánh giá của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam về nội dung nhạy cảm nào trong văn bản do bà Đặng thị Bích Liên ký mà ông gọi là “sai sót và sơ hở”.

Ngoài những việc chúng tôi đã nêu ở trên thì việc trích dẫn nội dung Luật Di sản, Luật thi đua khen thưởng của Nhà nước, trong đó trích dẫn cả nội dung “phong tặng danh hiệu vinh dự của nhà nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước” để áp lên hoạt động động viên, khen thưởng của các tổ chức xã hội dân sự là một việc làm khiên cưỡng, khó hiểu trong văn bản của bà Thứ trưởng Bộ VHTT&DL. Bà Liên quên mất rằng không chỉ nhà nước và các cơ quan công quyền mà toàn dân đều có trách nhiệm, có thái độ biết ơn, trân trọng, khuyến khích đối với những người có công trạng và thành tích. “Tôn vinh” hay “vinh danh” những người có công, có thành tích trong phạm vi chức năng, trách nhiệm của mình là một sinh hoạt hợp pháp, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tại sao lại cứ hễ đụng đến hai chữ “tôn vinh” hay “vinh danh” là cứ phải nâng quan điểm lên thành “danh hiệu vinh dự cấp nhà nước phải được Chủ tịch nước trao tặng” như nêu trong công văn 932/BVHTTDL-TTr? Vậy thì sinh ra các tổ chức xã hội dân sự để làm gì? Khi ra đời các tổ chức xã hội dân sự, Chính phủ luôn yêu cầu tất cả các tổ chức này phải xây dựng quy chế thi đua khen thưởng riêng và đặt vị trí công tác này như một nhiệm vụ chính trị.

Việc tặng danh hiệu nào, tên gọi gì, giúp đỡ và bảo trợ hoạt động cho ai là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, do hoạt động và sáng kiến của nhân dân, do điều lệ của tổ chức quy định, được tổ chức đó chịu trách nhiệm trước luật pháp, miễn là không sử dụng tên của các giải thưởng, các danh hiệu quốc gia. Vậy thì tại sao các tên gọi đó phải được ghi trước trong điều lệ của các tổ chức xã hội như bà Liên đã nêu? Nếu như vậy thì Bộ Nội vụ cần phải phê chuẩn bao nhiêu trang giấy liệt kê cho đủ các danh hiệu, các tên gọi và các nội dung thi đua khen thưởng của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, nhất là đối với một tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực như LH các Hội UNESCO VN?

Trong khi Đảng và Nhà nước đang ra sức kêu gọi và huy động toàn dân đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước mà việc khen thưởng cho nhân dân, cho những người có thành tích lại khó khăn đến mức Bộ VHTT&DL phải nhảy vào "bao sân" như vậy? Có công lớn thì được đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khen thưởng, vinh danh, đãi ngộ. Có công vừa thì các bộ ngành khen thưởng, tôn vinh. Người dân có thành tích với xã hội mà không có điều kiện công tác trong các cơ quan nhà nước chẳng nhẽ không xứng đáng được nhận sự tôn vinh, khen thưởng kịp thời của xã hội?

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, theo luật định, có trách nhiệm phát hiện hội viên của mình có sai phạm để khiển trách, phát hiện người có công với tổ chức, với đất nước để khuyến khích, khen thưởng. Trong suốt 23 năm qua, LH chưa từng để xảy ra bất kỳ sự khiếu nại nội bộ nào trong công tác thi đua khen thưởng. Liên hiệp cũng chưa bao giờ nhân danh nhà nước, nhân danh BVHTTDL, nhân danh các tổ chức khác để thực hiện thi đua khen thưởng cho nội bộ và cho cộng đồng. Trên các bằng khen, giấy khen, bằng chứng nhận hay bằng bảo trợ của LH đều ghi rõ tên của tổ chức mình là “Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam”, nội dung khen thưởng đều ghi rõ “theo tiêu chí UNESCO” hoặc “theo tiêu chí của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam” và được gắn tem chống giả của Bộ Công an. Đó là một việc làm đúng chức năng, đúng luật, nghiêm túc và đúng trách nhiệm. Bởi vậy, việc áp đặt Luật di sản, Luật thi đua khen thưởng, áp đặt quy chế của “các giải thưởng danh dự cấp quốc gia” lên công tác thi đua khen thưởng thường xuyên của các tổ chức nhân dân không chỉ là một cách làm quan liêu, thiển cận mà xét đến cùng, dù vô tình hay có dụng ý cũng đều là tìm cách hạn chế sự hăng hái thi đua đóng góp của nhân dân vào các sự nghiệp chung của đất nước.

Hoạt động cộng đồng của Hội viên Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

- Xin hỏi ông câu hỏi cuối cùng, vậy trước tình hình đã xảy ra, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có kiến nghị gì?

Việc cũng đã xảy ra, đài báo cũng đã rầm rầm rộ rộ lan truyền đến mức quốc tế cũng đã biết. Một số cơ quan ngôn luận thù địch với chế độ cũng đã hăng hái bới móc, tung hứng đủ điều để bôi nhọ tổ chức chúng tôi và lợi dụng việc này để làm đen tối thêm bức tranh xám xịt của họ về tình hình đất nước. Có những thứ tổn thương có thể chữa lành, nhưng tổn thương về danh dự, về uy tín có khi là tổn thương mãi mãi. Tôi nói điều này để nhấn mạnh rằng vai trò, trách nhiệm, một thứ trách nhiệm thiêng liêng mang tính đạo đức căn bản của một số bộ phận công chức nào đó đang ngồi trong bộ máy công quyền là vô cùng quan trọng. Không chỉ là sự bình yên, là hạnh phúc của nhân dân, là công bằng xã hội mà ngay cả sự thăng hoa tiến bộ của đất nước nhiều khi cũng là do những con người này ra tay định đoạt. Đó là một thực tế mà Đảng và Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, giám sát.

Tại báo cáo của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ về sự việc này đã nêu rõ quan điểm và kiến nghị của Liên hiệp như sau:

“Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tiến hành kiểm tra lại các sự việc để có đánh giá kết luận đúng tình hình, trả lại công bằng cho các tổ chức có liên quan, đặc biệt giúp hàng ngàn trí thức đang hoạt động trong tổ chức của chúng tôi giữ được niềm tin vào sự công bằng xã hội, tin tưởng vào hệ thống luật pháp hiện hành, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta”.

“Qua Thủ tướng và Chính phủ, Liên hiệp đề nghị Bộ VHTT&DL có trách nhiệm cải chính với với các cấp chính quyền địa phương về những nội dung không chính xác, không đúng sự thật mà bà thứ trưởng Bộ VNTT&DL đã thông báo cho các địa phương, công bố đúng tình hình với công luận để quần chúng nhân dân hiểu đúng sự việc, trả lại danh dự cho Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam”.

Năm 1993, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được thành lập bởi quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và khuyến nghị của Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO). Trong gần 25 năm phát triển, LH đã thật sự trở thành là một tổ chức của trí thức, của nhân dân, quy tụ hơn 11 ngàn hội viên chủ yếu là trí thức, các nhà hoạt động xã hội tham gia sinh hoạt tại trên 100 tổ chức thành viên trên cả nước. Ngoài ra chúng tôi có một lực lượng hơn 100 ngàn người đăng ký tham gia thường xuyên vào các sinh hoạt do các đơn vị thành viên tổ chức. Có thể nói 95% các hoạt động của LH không phải là do Ban Chấp hành hay bộ máy trung ương nghĩ ra mà là do các tổ chức thành viên đề xướng xuất phát từ sáng kiến của hội viên sinh hoạt tại các đơn vị này. Rất nhiều hoạt động được khởi động bởi yêu cầu của cộng đồng, bởi đề nghị của các cơ quan, các tổ chức bạn, từ chính đòi hỏi của cuộc sống. Bằng những sáng kiến và đóng góp có ý nghĩa của hội viên, trong 20 năm phấn đấu không ngừng LH đã được Nhà nước bốn lần tặng thưởng Huân chương Lao động cho cống hiến của LH vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

LH các Hội UNESCO VN không phải là một tổ chức nghề nghiệp chỉ hoạt động trên một lĩnh vực nghề nghiệp như nhiều tổ chức nghề nghiệp khác mà liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên môn, từ giáo dục, khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học xã hội nhân văn đến văn hóa và thông tin tuyền thông, là những lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền UNESCO. Đây là một thế mạnh, nhưng cũng là một thách thức thường trực đối với tổ chức. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành LH là giúp đỡ, hướng dẫn, điều chỉnh sao cho hoạt động của hơn 11 nghìn con người vốn luôn hăng hái nhiệt tình và nhiều sáng kiến này không đi trệch hành lang của luật pháp và tiêu chí UNESCO. Nói thì dễ, nhưng trên thực tế đây là cả một công việc gian truân, phức tạp bởi trong các tổ chức xã hội không duy trì cơ chế chế tài mà chủ yếu chỉ dựa vào tinh thần tự nguyện, tự giác của hàng ngàn con người. Trong bối cảnh đó không phải đề xuất nào của hội viên, của các đơn vị thành viên cũng được Ban Thư ký và Ban Chấp hành LH ủng hộ hoặc phê chuẩn. Mặc dù đạt nhiều thành tích, nhưng để duy trì kỷ cương và tiêu chí của tổ chức, LH đã đình chỉ một số hoạt động

Tin nổi bật