Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ nghĩa khủng bố gia đình là mối đe dọa mới nhất tại Đông Nam Á

(DS&PL) -

Các gia đình thực hiện hành vi khủng bố đang là xu hướng mới đe dọa đến an ninh của các nước Đông Nam Á.

Các gia đình thực hiện hành vi khủng bố đang là xu hướng mới đe dọa đến an ninh của các nước Đông Nam Á.

CNBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu ngày 3/6, "chủ nghĩa khủng bố gia đình xuất hiện", trong đó cả bố mẹ và con cái đều sẵn sàng đánh bom tự sát, là "diễn biến mới ở Đông Nam Á, điều những kẻ khủng bố chưa bao giờ làm trước đây".

Việc bố mẹ hối thúc con cái tự sát là điều "ngu xuẩn", Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu nói.

Cả hai bộ trưởng đã có buổi phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Những vụ đánh bom tự sát ở thành phố Surabaya, Indonesia tháng trước có sự tham gia của ba gia đình.

Cuộc đánh bom khủng bố nhà thờ ở Surabaya ngày 13/5. Ảnh: Getty

Ít nhất 13 người chết và 40 người bị thương sau khi một gia đình 6 người, bao gồm bé 9 tuổi và bé 12 tuổi, đánh bom tự sát ba nhà thờ ở Surabaya ngày 13/5. Cùng ngày, một bà mẹ và con gái 17 tuổi thiệt mạng sau khi quả bom do người cha xử lý nổ sớm. Ngày hôm sau 14/5, một gia đình 5 người kích nổ bom tại lối vào trụ sở cảnh sát Surabaya. 

Bộ trưởng Ryacudu gọi tình trạng này là "chủ nghĩa khủng bố thế hệ thứ ba", trong đó tư tưởng của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị truyền bá từ Trung Đông tới châu Âu và châu Á qua mạng xã hội, các mạng không chính thống và chiến binh nước ngoài.

Ông Ryacudu cảnh báo, cần một chiến lược mang tính hệ thống và có kết cấu để đối phó tình trạng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhấn mạnh phương thức tuyển mộ mới của các tổ chức ủng hộ IS: "Những người mới được tuyển là người trẻ, có giáo dục, từ tầng lớp trung lưu", hưởng lợi từ các mạng điện tử, ông nói.

Các công nghệ như giao thức mật mã Cryptocurrency và web đen giúp những tên khủng bố nâng cao khả năng giấu danh tính và ít bị kiểm soát, ông nói. Ở Philippines, các nhóm khủng bố địa phương Abu Sayyaf và Maute sử dụng việc chuyển khoản điện tử để bơm khoảng 1,5 triệu USD cho cuộc vây hãm thành phố Malawi năm 2017.

Hiện nay nhiều người lo ngại Myanmar đang có thể là điểm nóng khủng bố tiếp theo ở Đông Nam Á.

Đồng Trang (T/h)

Tin nổi bật