Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ đầu tư dự án Đa Phước lo bị phá sản nếu dự án bị thu hồi

(DS&PL) -

Nếu dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước bị thu hồi sẽ để lại hậu quả pháp lý nặng nề đối với người dân mua nhà tại đây…

Nếu dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước bị thu hồi sẽ để lại hậu quả pháp lý nặng nề đối với người dân mua nhà tại đây…

Dự án khu đô thị mới Đa Phước - Ảnh: Tuổi trẻ

Liên quan đến diễn biến xét xử phúc thẩm 2 nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng 17 bị cáo khác trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản trên địa bàn TP Đà Nẵng, ngày 11/5/2020, ông Võ Ngọc Châu (chủ sở hữu TNHH MTV Phát triển nhà Đa Phước, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước cho biết) - dù là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - nhưng khi ông Châu đề nghị HĐXX cho cơ hội nêu quan điểm về những vấn đề pháp lý về dự án này nhưng chủ tọa phiên tòa cho rằng quyền lợi của ông Châu đã được luât sư nêu và sẽ được HĐXX xem xét.

Được biết trong vụ án này, Công ty Đa Phước đã kháng cáo toàn bộ phần bản án có liên quan đến khu đất 29 ha. Theo Bản án số 20/2020/HS-ST được sửa đổi theo Thông báo số 01/2020/TB-TA của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Khu đất 29ha hiện đang thuộc sở hữu của Công ty Đa Phước sẽ bị thu hồi với lý do Khu đất này đã được giao cho Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 (để Công ty này góp vốn vào Công ty Đa Phước) mà không đấu giá là trái với quy định của Luật đất đai năm 2003.

Tại bản án sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội đã tuyên yêu cầu UBND TP Đà Nẵng và các bên liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho công dân tại 3 dự án gồm: khu đất 29 ha thuộc dự án Khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước; dự án Khu dân cư An Cư 2, 3 mở rộng; và dự án Khu nhà ở Phú Gia Compound. Tuy nhiên sau đó, TAND TP.Hà Nội ra đính chính bản án, tuyên thu hồi khu đất 29 ha.

Trình bày tại tòa trước đó, luật sư Nguyễn Hải Âu và ông Võ Ngọc Châu đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy 1 phần bản án sơ thẩm để đảm bảo quyền lợi của Công ty Đa Phước là người thứ 3 ngay tình. Theo luật sư, Công ty Đa Phước nhận chuyển nhượng khu đất 29 ha từ năm 2015, trước thời điểm khởi tố vụ án. Việc mua bán, nhận chuyển nhượng này không liên quan đến giao dịch giữa Vũ “nhôm” và UBND Đà Nẵng.

Tại phiên xét xử, đại diện Viện Kiểm sát đã đưa ra quan điểm cho rằng việc thu hồi khu đất 29ha là đúng vì khu đất này đã được giao sai quy định của Luật đất đai; và quyền lợi của Công ty Đa Phước, các đối tác của Đa Phước, Ngân hàng và người dân sẽ được xem xét trong khi UBND Đà Nẵng thực hiện thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo ông Châu, nếu vẫn quyết định thu hồi khu đất 29ha, thì bản án của Tòa không thể thực hiện được trên thực tế. Ngược lại, nó sẽ để lại những hệ quả nặng nề về sau cho cho doanh nghiệp, người dân, ngân hàng và toàn xã hội.

Kể cả việc toàn bộ quyền sử dụng đất khu đất 29ha bị thu hồi theo Quyết định của Toà án thì cũng không thể thu hồi các GCNQSDĐ đã cấp cho Công ty Đa Phước. “Lý do bởi vì Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai, được hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định rõ: Không thu hồi GCNQSDĐ cấp sai nếu người được cấp GCNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai”, đơn của ông Châu cho biết.

Được biết cho đến thời điểm hiện nay, tổng dư nợ của Công ty Đa Phước tại hai ngân hàng VCB và SHB lên tới hơn 1,500 tỷ đồng. Đây là các khoản vay để phát triển dự án, có thế chấp bằng QSDĐ đất Khu đất 29ha. Khi toàn bộ QSDĐ bị thu hồi, Công ty Đa Phước khó tránh khỏi việc bị phá sản. Lập tức, các khoản nợ ngân hàng kia sẽ trở thành nợ xấu, không có khả năng thu hồi. Hệ quả là gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của Ngân hàng, suy rộng hơn, gây thiệt hại cho chính Nhà nước bởi vì VCB có phần lớn sở hữu của Nhà nước.

Bên cạnh việc vay ngân hàng, hiện nay Công ty Đa Phước đã ký kết Hợp đồng hợp tác liên doanh với hàng chục đối tác khác nhau. Theo đó, các đối tác của Đa Phước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để cùng Đa Phước xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng đường xá … với phần vốn đối ứng là quyền sử dụng đất khu 29ha. Nếu dự án bị thu hồi, toàn bộ số tiền đầu tư của các đối tác sẽ bị mất hết, kéo theo sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp.

Được biết, khu đất 29ha đã có nhiều công trình từ 18 đến 25 tầng đã được xây dựng xong phần thô, đã cất nóc và chỉ chờ hoàn thiện để đi vào sử dụng. Nếu Khu đất này bị thu hồi dẫn đến việc hoàn thiện các công trình nêu trên sẽ bị đình trệ vô thời hạn. Với vị trí ngay sát cạnh biển, các kết cấu của công trình nếu không được hoàn thiện sớm sẽ bị xuống cấp rất nhanh. Nếu kéo dài, toàn bộ công trình có thể sẽ phải bị phá hủy, gây lãng phí hàng ngàn tỷ đồng tiền đầu tư của doanh nghiệp.

Cho đến này, gần 200 hộ dân sinh sống tại dự án cũng chưa được cấp Giấy CNQSDD. Việc thu hồi QSDĐ của dự án sẽ cản trở, gây khó khăn cho người dân trong quá trình xin cấp Giấy CNQSDD cho căn hộ đã mua, từ đó sẽ tạo ra sự bất an cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống ổn định, hợp pháp trên  dự án, có thể gây ra tình trạng khiếu kiện đông người gây mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn. Hậu quả về mặt ổn định chính trị, an sinh xã hội trên địa bàn Đà Nẵng là không thể dự đoán được. 

PV

Tin nổi bật