QH biểu quyết thông qua dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Ảnh Thanh niên). |
Ngày 20/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với hơn 71\% đại biểu tán thành.
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã bổ sung quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ việc 10 khi vợ sinh đôi. Vợ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Trường hợp vợ sinh một con thì người chồng được nghỉ 5 ngày và nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh non.
Ngoài ra, trong trường hợp không may người vợ bị chết khi sinh con, người chồng sẽ được nghỉ thay chế độ thai sản của vợ (6 tháng) để chăm con.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng quy định lao động nữ khi sinh con được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Cũng theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theo hướng tăng dần số năm đóng.
Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động quy được tính bằng 45\% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2\% đối với nam và 3\% đối với nữ; mức tối đa bằng 75\%.
Bên cạnh đó, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tính bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.