Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chống buôn bán động vật, thực vật hoang dã cần sự chung tay của nhiều tổ chức

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sáng nay (17/11), tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo cấp cao các nước Việt Nam, Anh, Lào... đã tham dự Hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật, thực vật hoang dã.

(ĐSPL) - Sáng nay (17/11), tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo cấp cao các nước Việt Nam, Anh, Lào... đã tham dự Hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật, thực vật hoang dã.

Tham gia Hội nghị có sự góp mặt Phó chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonsay Siphandone, Hoàng tử Vương quốc Anh William, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Yury Fedotov và gần 100 đại biểu, đại diện lãnh đạo các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức quốc tế.

Phó chủ tịch nước Việt Nam - bà Đặng Thị Ngọc Thịnh phát hiểu tại Hội nghị

Hội nghị quốc tế cấp cao lần thứ 3 về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm thể hiện cam kết quốc tế ở mức cao nhất trong việc chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã. Đồng thời, đánh giá thực hiện “Tuyên bố London và Kasane” về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật.

Đây cũng là dịp để xác định các tồn tại, thách thức của việc thực hiện các hành động trong các tuyên bố, là diễn đàn để các quốc gia và các tổ chức quốc tế tiếp tục đưa ra các cam kết và xây dựng Kế hoạch hành động ưu tiên chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước cho biết, tại Việt Nam, nạn buôn bán trái pháp luật các loại động vật, thực vật hoang dã chưa được ngăn chặn. Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh ngăn tội phạm trong lĩnh vực này.

Hoàng tử William chụp ảnh, kêu gọi bảo vệ động vât, thực vật hoang dã

Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ sinh cảnh sống của các loài sinh vật trong tự nhiên. Việt Nam cũng là quốc gia sớm tham gia các Công ước liên hợp quốc về đa dạng sinh học; Công ước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nhà nước Việt Nam cũng ưu tiên thành lập các lực lượng chuyên trách thừa hành pháp luật trong lĩnh vực này…

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đa dạng, bảo tồn sinh học, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã. Như việc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên và tăng trưởng kinh tế; việc thay đổi nhận thức và sinh kế của một bộ phận dân cư phải sống dựa vào sự đa dạng tài nguyên sinh học; việc thay đổi nhu cầu và thói quen tiêu dùng các sản phẩm động, thực vật hoang dã; vấn đề hợp tác quốc tế, ngăn chặn vận chuyển hàng hóa là các vật, động thực vật hoang dã; rồi việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong lĩnh vực này… cũng có những hạn chế nhất định.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, ngăn chặn hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã quý hiếm là vấn đề toàn cầu. Để bảo vệ hiệu quả các loài động vật, thực vật hoang dã, cộng đồng quốc tế cần có cách tiếp cận tổng thể, trong đó chú trọng và thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, pháp luật và thực thi hiệu quả pháp luật; xóa bỏ các thị trường tiêu thụ bất hợp pháp, thực hiện các chiến dịch giảm và không còn tiêu dùng động vật, thực vật hoang dã trái phép; phát triển sinh kế bên vùng cho cộng đồng dân cư sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên và tăng cường hợp tác, điều phối quốc tế.

Điều 190, Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.


Hoàng Nhung

Video hot: [mecloud]M8dWsQHfB1[/mecloud]

Tin nổi bật