Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Choáng" với mức lương 4 tỷ của sếp ngân hàng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhiều ngân hàng, trong khi lợi nhuận giảm vẫn mạnh tay chi trả mức lương cao ngất ngưởng cho các sếp...

(ĐSPL) - Nhiều ngân hàng, trong khi lợi nhuận giảm vẫn mạnh tay chi trả mức lương cao ngất ngưởng cho các sếp...

Sếp lĩnh tiền tỷ

Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn các ngân hàng đã tiến hành xong Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2015. Năm nay bên cạnh vấn đề cổ tức thấp, lợi nhuận sụt giảm, nhiều cổ đông ngân hàng còn tỏ ra bức xúc vì mức thù lao cho hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát của ngân hàng quá cao. Các ông lớn thì còn có thể chấp nhận nhưng ngay cả với ngân hàng hoạt động kém hiệu quả cũng khá mạnh tay trong việc chi trả tiền lương cho các sếp lớn.

Theo như những số liệu thu thập được, thì hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) lại là ngân hàng mạnh bạo nhất trong việc đãi ngộ sếp lớn.

Cụ thể trong năm 2014, mặc dù thù lao và chi phí Sacombank dành cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát thấp hơn 3,5 tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra nhưng vẫn đạt con số rất cao là 53,5 tỷ đồng. Nếu tính trung bình thì, mỗi lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này sẽ nhận 4,12 tỷ đồng/năm, tương đương 316,92 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức lương khủng nhất trong ngành ngân hàng hiện nay.

Tuy nhiên không dừng lại tại đây, con số này có thể sẽ tăng lên trong năm 2015 khi Sacombank dự kiến chi trả cho thù lao cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát số tiền tương đương 2\%/năm lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận sụt giảm nhưng nhiều ngân hàng vẫn mạnh tay chi lương khủng cho các sếp.

Còn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ngân hàng cho năm 2014 này là 16,14 tỷ đồng, tương đương 0,35\% lợi nhuận sau thuế. Trung bình mỗi sếp được nhận 1,345 tỷ đồng/năm, tương đương 112 triệu đồng/tháng/người.

Tại ngân hàng Vietinbank, mức thù lao năm 2014 chi cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 18,169 tỷ đồng, bằng 0,32\% lợi nhuận sau thuế. Như vậy tính trung bình mỗi sếp của ngân hàng này sẽ được nhận 1,514 tỷ đồng/năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) tính mức thù lao cho các thành viên cao cấp của nhà băng này trong năm 2014 là 0,38\% lợi nhuận sau thuế. Nếu tính cụ thể, mỗi sếp của BIDV nhận 1,45 tỷ đồng thù lao cho năm 2014 vừa qua.

Không chỉ các ngân hàng lớn chia thù lao khủng mà các nhà băng nhỏ, kết quả làm ăn bết bát cũng ấn định mức thù lao cho các sếp khá cao.

Tiêu biểu đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), năm 2014 ngân hàng này đã ấn định mức thù lao cho các lãnh đạo bằng 1,5\% trên tổng chi phí hoạt động hàng năm trong khi trong năm qua ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã khiến cho các cổ đông bức xúc.

Không chỉ có SCB, Ngân hàng Phương Nam cũng khiến cho khá nhiều cổ đông bức xúc khi vẫn đề xuất được giữ nguyên mức thù lao cho HĐQT, Ban kiểm soát đã được đại hội cổ đông thường niên 2014 thông qua là 13,7 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2014 là một năm làm ăn “bết bát” của ngân hàng này với tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh, mức lợi nhuận sau thuế năm 2014 sau khi trích lập dự phòng rủi ro cũng chỉ còn 1,2 tỷ đồng.

Xem thêm video về chuyện chia cổ tức ngân hàng


Cổ đông bức xúc chuyện chia cổ tức

Thông tin từ báo Đầu tư chứng khoán, mùa ĐHCĐ ngân hàng năm nay, cổ tức chính là vấn đề được cổ đông quan tâm nhiều nhất, bởi giá cổ phiếu ngân hàng nhiều năm qua không tăng, cổ đông chỉ còn trông chờ vào cổ tức.

Thế nhưng, HĐQT một số nhà băng quyết định không chia lợi nhuận mà tập trung nguồn lực tái cơ cấu. Số còn lại có chia nhưng chỉ ở mức thấp theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mức cổ tức cao nhất không quá 9\%.

Không chỉ với nhà băng nhỏ mà ngay cả những ngân hàng lớn cũng điều chỉnh kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông xuống mức thấp hơn so với dự kiến. Đồng thời, các ngân hàng cho biết, muốn chia cổ tức ở mức cao cũng khó. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng nên phải tăng nguồn trích dự phòng khiến lợi nhuận giảm, bởi vậy cổ tức cũng thấp hơn.

Thêm vào đó, phương án chi trả cổ tức dự kiến của các ngân hàng phải gửi về NHNN xem xét, cho ý kiến trước khi triển khai. Vì thế, không chỉ các ngân hàng không có khả năng chi trả cổ tức mà muốn chia cổ tức cao cũng không dễ. Tuy nhiên, sẵn chủ trương này, một số nhà băng đã có cơ hội nói “không” với cổ tức.

Vấn đề cổ tức được nhiều cổ đông quan tâm mùa ĐHCĐ năm nay (Ảnh: Tuổi trẻ)

Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại phải có đến phân nửa ngân hàng không chi trả cổ tức trong năm qua nhưng vẫn mạnh tay chi trả thù lao cho các sếp. Thậm chí viện lý do các lãnh đạo là người cống hiến hết mình cho sự phát triển của ngân hàng và tầm nhìn dài hạn nhiều ngân hàng còn xin thêm thù lao cho lãnh đạo. Điều này khiến cho không ít cổ đông ngân hàng bức xúc.

Trả lời cổ đông về vấn đề cổ tức trong mùa ĐHCĐ năm nay, các ngân hàng cho biết, muốn chia cổ tức cao cũng không được, mà phải thực hiện đúng mức NHNN phê duyệt. Còn việc căn cứ vào đâu NHNN lại duyệt mức cổ tức, Cục trưởng Cục II Cơ quan Giám sát NHNN, ông Nguyễn Văn Dũng đưa ra 3 lý do khiến NHNN khống chế cổ tức.

Thứ nhất, Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng qui định cổ đông có quyền quyết định tỷ lệ cổ tức, nhưng cũng theo luật này, NHNN có thể áp dụng một số biện pháp liên quan đến việc chia cổ tức để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.

Thứ hai, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng thông qua, trong đó có quy định phải đảm bảo tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, trong đó lợi nhuận để lại cũng là một hình thức tăng vốn và nâng cao năng lực quản trị điều hành.

Căn cứ thứ ba là trong nội tại hoạt động của từng ngân hàng, phải đặt lên trên yêu cầu an toàn cho các nhà băng, nâng cao năng lực tài chính, an toàn vốn; nếu có rủi ro thì phải có nguồn dự phòng để xử lý. NHNN đã đứng ở góc độ hài hòa mọi lợi ích trong tổng thể nên quyết định duyệt cổ tức ngân hàng năm nay. Hiện nhiều ngân hàng vẫn chưa được phê duyệt tỷ lệ cổ tức cụ thể.

Theo ông Dũng, một số ngân hàng đã được NHNN phê duyệt tỷ lệ cổ tức năm 2014 gồm: ACB chia cổ tức 7\%; Nam A Bank 4\% (thay vì 9\% như đề xuất của HĐQT ban đầu); HDBank chia ở mức 5\% bằng cổ phiếu; Saigonbank chia cổ tức 3\% và VietCapital Bank được NHNN phê duyệt chi ở mức 1,5\%...

Trên thực tế, một số ngân hàng dù lợi nhuận cao nhưng vẫn chưa được chia cổ tức, dù có kế hoạch chia cổ tức trên 10\%. Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế năm vừa qua trên 2.800 tỷ đồng và kế hoạch chia cổ tức 2014 ở mức 12\% cho cổ đông. Tuy nhiên, mức cổ tức này của Sacombank vẫn đang chờ ý kiến NHNN.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật