Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chó mèo cắn, đừng chủ quan!

(DS&PL) -

Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em.

Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em.

Đừng chủ quan với vật nuôi trong nhà

Gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị vật nuôi (chó, mèo…) tấn công, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể là trường hợp của bé gái 8 tuổi vừa nhập viện ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.Hồ Chí Minh).

Bệnh nhi 8 tuổi bị chó cắn tổn thương vùng mặt

Theo các bác sĩ cho biết, bệnh nhi 8 tuổi này bị tổn thương vùng mặt rất nặng vì bị chó cắn. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật chuyển vạt da ở vùng cổ bao gồm mạch máu nuôi da lên che lấp phần da và mô dưới da bị mất. Sau phẫu thuật, bệnh nhi phải đặt penrose dẫn lưu dưới da. Đến thời điểm hiện tại, vết thương đã chuyển biết tốt.

Hay như trước đó tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM), bệnh nhi T.L (1 tuổi, quê Đắk Lắk) bị chó cắn vào mặt, tổn thương nặng và bị mất gần hết mũi. Gia đình cháu L cho biết, do bận công việc dưới bếp nên để cháu L chơi một mình với con chó trong nhà. Lúc này, cháu L có dùng cọc tre đánh vào con chó, khiến nó giật mình nên lao vào tấn công cháu bé.

Thương tâm hơn, trường hợp của cháu Q (8 tuổi, ở Thái Nguyên), do quý mến chó nên đã bế chó con của nhà hàng xóm vuốt ve. Tuy nhiên, do chó mẹ gần đấy nên đã lao vào tấn công khiến bé bị thương nặng vùng mặt, rách mắt, đứt lệ quản.

Khi bị cắn không nên đắp lá thuốc

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khi không may bị chó hoặc mèo cắn gây tổn thương nặng, trường hợp chảy máu nhiều kèm với triệu chứng đau đôi khi gây nên tình trạng sốc, tương tự các loại sốc chấn thương với biểu hiện như mặt tím tái, da xanh, có thể không nói được, ngất xỉu… Lúc này cần trấn an nạn nhân.

Bệnh nhi 1 tuổi bị chó cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Sau đó cần làm sạch vết thương, băng bó lại. Trường hợp chảy nhiều máu cần tạo một nút thắng bằng khăn nhỏ để vùng tổn thương không chảy quá nhiều máu. Quan trọng là cầm được máu cho người bị cắn và nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Hậu cho biết, không nên điều trị bằng phương pháp dân gian như: đắp các loại lá, các loại thuốc (thuốc lá) và đắp thuốc nam sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển, gây nên bệnh uốn ván; không nên làm thịt vật nuôi đó vì cần theo dõi biểu hiện vật nuôi có bị dại hay không để có kế hoạch điều trị kịp thời cho nạn nhân và phòng ngừa trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc nhiều người không đi tiêm ngừa dại vì  cho rằng ảnh hưởng tới trí thông minh cũng tiềm ẩn nguy hiểm…

Tiêm ngay khi bị chó cắn

Cần rọ mõm cho chó trước khi đưa chúng tới nơi có đông người

Ths BS Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc BV Nhi Đồng 1 khuyến cáo, nếu nhà có trẻ em thì không nên nuôi chó. Trường hợp cần phải nuôi chó thì nên tiêm người, xích hoặc rọ mõm chó lại để tránh trường hợp đau lòng xảy ra. Bình thường, vật nuôi như chó rất hiền lành, quấn quanh chủ; tuy nhiên, trẻ em rất hiếu động nên thường nắm đuôi, dùng vật nhọn để chơi đùa với chúng. Nếu bị đau, bị kích động, chó sẽ cắn vì lầm tưởng bị tấn công. Nếu để trẻ chơi gần vật nuôi, gia đình phải hết sức cẩn trọng.

Nếu không may bị vật nuôi cắn, cần đưa ngay tới các cơ sở y tế. Tại đây, ngoài tiêm vắc xin để phòng ngừa lâu dài, các bác sĩ còn tiêm huyết thanh kháng dại ở nạn nhân có nguy cơ (vùng dịch bệnh, vật nuôi không theo dõi được, vết cắn ở đầu, cổ...) vì nếu không chủ động đưa "đội quân" vào cơ thể thì việc lên cơn dại (viêm não do vi rút dại), có thể dẫn đến tử vong.

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật