Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chở hàng lậu, chém cảnh sát trọng thương thì bị xử lý như thế nào?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nếu kết quả thương tích đủ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS thì sẽ xử lý về tội Cố ý gây thương tích ...

(ĐSPL) - Nếu kết quả thương tích đủ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS thì sẽ xử lý về tội Cố ý gây thương tích với tình tiết định khung hình phạt là để chống người thi hành công vụ...

Liên quan đến sự việc lái xe ba gác Vi Văn Sỉnh (50 tuổi, ở Văn Lãng, Lạng Sơn) chở hàng lậu chém cảnh sát bị thương, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng Luật sư Chính Pháp xung quanh vấn đề pháp lý của lái xe này.

Theo đó, vụ việc xảy ra sáng 28/10, tại khu vực sát biên giới Việt – Trung, thuộc địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Thời điểm  trên, ông Vi Văn Sỉnh (50 tuổi, ở Văn Lãng, Lạng Sơn) điều khiển xe ba gác chở nhiều thùng hàng có dấu hiệu nghi vấn.

Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe kiểm tra, ông Sỉnh đã chống đối, rút dao chém bị thương một cảnh sát.

Ông Sinh bị bắt ngay sau đó. Qua kiểm đếm, cơ quan chức năng xác định lô hàng người đàn ông 50 tuổi vận chuyển gồm 85.000 gói dầu gội đầu và hơn 10.000 đôi tất đều là hàng giả, hàng nhập lậu có giá trị hơn 80 triệu đồng.

Lái xe Vi Văn Sỉnh (50 tuổi, ở Văn Lãng, Lạng Sơn). Ảnh Zing.


Trong vụ việc này Luật sư Cường cho biết hành vi của đối tượng Sinh có dấu hiệu của tội Chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 257 BLHS. Đồng thời hành vi này (dùng dao chém người) cũng có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 2, Điều 104 BLHS.

Vì vậy cơ quan điều tra sẽ tiến hành giám định thương tích cho nạn nhân. Nếu kết quả thương tích đủ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS thì sẽ xử lý về tội Cố ý gây thương tích với tình tiết định khung hình phạt là để chống người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Nếu thương tích không đủ tỷ lệ để truy cứu TNHS về tội Cố ý gây thương tích thì đối tượng này cũng sẽ bị xử lý về tội Chống người thi hành công vụ  quy định tại Điều 257 BLHS.
Ngoài ra đối tượng Sinh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân và còn bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm :

a)  Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động  người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 7 nghị định  73/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội thì hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 1 triệu tới 2 triệu đồng.

“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”

TƯỜNG VY

Xem thêm video:[mecloud]FVxr7x3lnu[/mecloud]

Tin nổi bật