Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chính sách Châu Á của Mỹ lâm vào bế tắc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày mai, Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du Châu Á nhằm khẳng định châu lục này là hướng ưu tiên trong chính sách của Mỹ.

(ĐSPL) - Ngày mai, Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du Châu Á nhằm khẳng định châu lục này là hướng ưu tiên trong chính sách của Mỹ. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đi thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.

Chẳng bao lâu sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã công bố chiến lược mới của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo đài Tiếng nói nước Nga, chẳng bao lâu sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã công bố chiến lược mới của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược này dự tính “xoay trục” chính sách Mỹ từ Iraq và Afghanistan sang các trung tâm châu Á với sức mạnh kinh tế và những thị trường triển vọng hơn cả. Đó là Viễn Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ vốn được coi là "quan hệ đối tác then chốt trong  thế kỷ 21" của Mỹ
Quan sát viên người Nga Sergey Tomin nhận xét: “Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, nhiều đồng minh Châu Á của Mỹ cảm thấy thất vọng. Mối đe dọa sụp đổ mà nước Mỹ đã vấp phải hồi cuối năm ngoái đã buộc ông Obama phải ở lại Washington và hủy việc tham gia vào hai hội nghị thượng đỉnh chính của Châu Á. Kết quả là chiến lược mới với khu vực này mà Mỹ quảng cáo rộng rãi đã không được đưa vào đời sống. Mỹ phải tập trung vào các cuộc khủng hoảng Iran, Syria và Ukraina”.
Nhiều chính trị gia và chuyên viên tại châu Á thân thiện với Washington đã bày tỏ quan điểm rằng Tổng thống Trong điều kiện bùng phát tranh chấp lãnh thổ ngày càng xấu đi giữa Tokyo và Seoul với Bắc Kinh và cuộc chiến “cân não” đang tiếp diễn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, các đồng minh của ở Viễn Đông đang chờ đợi Tổng thống Obama đưa ra sự đảm bảo rõ ràng hơn về an ninh.
Ông Barack Obama cần thể hiện sẵn sàng kiềm chế thế lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc, không chỉ ở Viễn Đông mà còn ở Đông Nam Á. Các quốc gia ASEAN đang chờ đợi điều đó.
Cuối cùng, mặc dù chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama không bao gồm chuyến thăm Ấn Độ, New Delhi vẫn sẽ chăm chú theo dõi chặt chẽ chuyến đi Châu Á của ông.
Thủ lĩnh đảng đối lập Bharatiya Janata đang cố gắng giành quyền lực là Narendra Modi đã hứa hẹn hành động cứng rắn hơn nữa trong quan hệ với Bắc Kinh để bảo vệ lợi ích của đất nước. Và như vậy, New Delhi không thể không tính đến lập trường của Mỹ trong “vấn đề Trung Quốc”.
Quan sát viên Sergey Tomin nói tiếp: “Tuy nhiên, liệu Tokyo và Seoul, Kuala Lumpur, Manila và New Delhi… nhận được từ Mỹ những gì mà họ trông đợi? Một mặt, Châu Á đã và sẽ là địa bàn cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó mỗi bên đều tìm mọi cách bảo tồn vai trò tại khu vực này. Mặt khác, Washington rất quan tâm phát triển quan hệ với Bắc Kinh và Mỹ đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc về kinh tế. Do vậy, tuyên bố Mỹ sẵn sàng sát cánh cùng các đồng minh Châu Á khó có điều kiện được thực hiện đầy đủ. Đối đầu với Trung Quốc rõ ràng không được ghi trong chiến lược của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dương”.
Vẫn chưa rõ Mỹ sẽ hành xử thế nào nếu Trung Quốc đe dọa đến lợi ích của các đồng minh Châu Á. Không có gì bí mật là Mỹ luôn theo đuổi những lợi ích riêng. Lập trường như vậy là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ bế tắc của chính sách Mỹ đối với khu vực Châu Á và cho thấy khoảng cách ngày càng rõ rệt giữa lời nói  và thực tế địa chính trị vô cùng khắc nghiệt.

Tin nổi bật