Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.

(ĐSPL) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, bám sát tình hình sản xuất tiêu thụ lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; trường hợp giá lúa gạo trên thị trường giảm sâu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ biện pháp điều tiết cụ thể theo đúng quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm ổn định thị trường, bảo đảm thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Bộ Công Thương chỉ đạo các đầu mối xuất khẩu đã được cấp phép phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tích cực thu mua lúa của nông dân, đẩy mạnh xuất khẩu gạo; đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng các thị trường tiềm năng, thị trường tập trung truyền thông.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giãn nợ khoanh nợ và cho vay đối với người nông dân trồng lúa, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 9 năm 2016, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 396.000 tấn với giá trị đạt 176 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng ước đạt 3,76 triệu tấn, với 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,5% thị phần. Tiếp theo là Ghana và Indonesia với thị phần lần lượt là 11% và 9,4%. Bên cạnh các thị trường gia tăng nhập khẩu gạo Việt Nam như Ghana, Indonesia, Angola, các thị trường Philippines, Malaysia, Singapore, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc lại giảm mạnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nếu không có đột phá về thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 từ kế hoạch 6,5 triệu tấn sẽ giảm mạnh còn khoảng 5,7 triệu tấn theo đường chính ngạch.

Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về kinh doanh xuất khẩu gạo

Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là gạo).

2. Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hoàng Hà

Tin nổi bật