Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ: 4 lý do châu Âu không còn là đồng minh với Tổng thống Trump

(DS&PL) -

Trước những mối đe dọa nổi lên từ châu Á, Washington đang ngày càng trở nên cô độc khi các đồng minh châu Âu cũng không còn giữ quan điểm ngoại giao tương đồng.

Trước những mối đe dọa nổi lên từ châu Á, Washington đang ngày càng trở nên cô độc khi các đồng minh châu Âu cũng không còn giữ quan điểm ngoại giao tương đồng.

Trong các động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thiết lập một cuộc cạnh tranh địa chính trị trên nhiều lĩnh vực với Trung Quốc bắt đầu từ ngành thép. Sự thay đổi này phản ánh mối đe dọa ngày càng gia tăng với lợi ích của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương và hệ thống quốc tế do Mỹ kiểm soát.

Chiến thắng bầu cử áp đảo của Chủ tịch Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Putin – những nhà lãnh đạo với tư tưởng thách thức phương Tây - cho thấy người châu Á không còn muốn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Các đồng minh còn lại bên bờ Đại Tây Dương, rất tiếc, cũng đã lựa chọn một quan điểm đánh giá và đường lối ngoại giao với Trung Quốc hoàn toàn khác Mỹ bởi 4 lý do sau đây:

Vị trí địa lý không gây nguy hiểm quốc phòng

Vị trí địa lý của EU không phù hợp can thiệp vào Thái Bình Dương - Ảnh: NationOnline

Là một cường quốc bên bờ Thái Bình Dương, chính quyền Washington hoàn toàn có quyền lo ngại về một lực lượng quân đội tinh nhuệ và hiện đại từ phương Bắc với các đồng minh nguy hiểm như Triều Tiên. Ngược lại, các nhà chiến lược gia ở châu Âu thực sự chưa bao giờ phải e ngại về mối đe dọa an ninh thực sự trong suốt lịch sử trung đại và hiện đại, ngay cả khi Bắc Kinh đang nổi lên như đối trọng hàng đầu về quyền lực và kinh tế với Mỹ.

Lợi ích kinh tế với Trung Quốc là quá lớn

Năm 2015, Thủ tướng Anh David Cameron đã có một tuyên bố gây sốc khi khẳng định một "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ hiệp thương Anh – Trung đã bắt đầu. London sẽ sớm trở thành điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư và thương mại Trung Quốc. Sau đó, không chỉ London, hàng loạt các thành phố khắp châu Âu đã phải xếp hàng để mong được thiết lập quan hệ có lợi với Bắc Kinh.

Hậu Brexit, nước Anh đã phải tìm đến Trung Quốc để tìm lối thoát về kinh tế - Ảnh: Telegraph

Chiến lược Một vành đai – Một con đường đang ngày càng bành trướng khắp thế giới, gây ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như công nghệ, giao thông, tín dụng và đã mở ra một cuộc chạy đua về cải tiến cơ sở hạ tầng ở các quốc gia lớn của EU. Nước Mỹ, trong bối cảnh đó, đã không làm bất cứ điều gì ngoài đe dọa về một cuộc chiến thương mại, tăng thuế thép và gây thêm nhiều rào cản hợp tác.

Châu Âu không thể tác động đến an ninh Thái Bình Dương.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò an ninh khu vực của Châu Âu đã phải nhường lại cho Mỹ. Hiện nay, hầu hết các nước trong Liên minh EU đã cắt giảm chi tiêu quân sự một cách đáng kể để dành cho an sinh xã hội trước làn sóng của những người tị nạn. Ngoài ra, với vị trí địa lý không thuận lợi, các đồng minh của NATO đơn giản thấy rằng Thái Bình Dương quá xa để trở thành lãnh thổ của mình.  

Pháp và Anh đã công khai ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông và tiến hành các cuộc tập trận hải quân với Mỹ và Nhật Bản. Những vai trò ngắn ngủi mang tính tượng trưng cho thấy họ chỉ còn là kẻ vỗ tay trước sân khấu đầy các nhân vật chính.

…và một vị tổng thống quá khó hiểu

Tổng thống Donald Trump trong buổi họp công bố mức thuế mới cho thép nhập khẩu - Ảnh: Vox

Với khẩu hiệu khôi phục nội lực từ trong lòng nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump đang dần rút lui khỏi vai trò lãnh đạo quốc tế trong các vấn đề như thương mại, khí hậu và quản trị dân chủ. Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều lợi thế cho Chủ tịch Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào năm 2017. Trung Quốc được nhắc đến như một cường quốc dẫn đầu thế giới về thương mại và khí hậu. Không ngạc nhiên khi những con người nhạy cảm với xu thế chính trị ở châu Âu đã muốn thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh thay vì Washington.

Theo Financial Times, một số quan chức châu Âu và tầng lớp doanh nhân cũng chia sẻ mối quan tâm với Mỹ về nạn đánh cắp tài sản trí tuệ và ép chuyển giao công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi biện pháp trả đũa có thể làm suy yếu Tổ chức Thương mại Thế giới – điều sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ với EU và ông Trump dường như không quan tâm đến điều đó.

Trong một bối cảnh với quá nhiều bất lợi, chính quyền Trump sẽ thất bại khi bắt đầu một cuộc chiến với quá ít đồng minh và vô số thách thức. Nước Mỹ có thể “vĩ đại một lần nữa” hay không có thể sẽ phải phụ thuộc vào những con người lạnh lùng trong văn phòng trụ sở EU tại Bulgaria.

Thu Phương (Theo Guardian)

Tin nổi bật