Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung ảnh hưởng thế nào đến Bắc Kinh?

(DS&PL) -

Những con số về kim ngạch thương mại giữa Trung - Mỹ vừa qua chưa phản ánh được những ảnh hưởng to lớn của chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc, nhất là về lâu dài.

Những con số về kim ngạch thương mại giữa Trung - Mỹ vừa qua chưa phản ánh được những ảnh hưởng to lớn của chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc, nhất là về lâu dài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump "cứng rắn" trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ảnh: FTchinese.

Tờ Thời báo Tài chính Anh bản tiếng Trung (FTchinese.com) ngày 12/9 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Thẩm Kiến Quang, nhà kinh tế học hàng đầu của công ty chứng khoán Mizuho Securities ở châu Á đưa ra những phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc.

Bài viết cho rằng số liệu xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 và 8/2018 tốt hơn dự kiến, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10%. Trong đó, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chiến tranh thương mại. Xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc cũng không bị tác động, trái lại giữ tốc độ tăng trưởng mạnh.

Tháng 8/2018, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc đạt 13%, không chỉ cao hơn các nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản và mức độ bình quân của xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn cao hơn tốc độ tăng trưởng 11,2% của tháng 7/2018. Do đó, có quan điểm lạc quan cho rằng chiến tranh thương mại hoàn toàn không có ảnh hưởng quá lớn đối với kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, trong thời gian tham dự Diễn đàn Ambrosetti ở Italia, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cũng cho rằng, ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc là có hạn. Theo đó, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại tính toán theo mô hình toán học đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn 0,5%.

Theo ông Chu Tiểu Xuyên, Trung Quốc có thể thông qua mở rộng thị trường nước ngoài (trừ Mỹ) để ngăn chặn tác động của chiến tranh thương mại. Chiến tranh thương mại chủ yếu làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Cụ thể, thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện có tình trạng "ốm yếu", liên quan đến sự lo lắng của các nhà đầu tư, nhưng các nhân tố trong nước khác cũng đã dẫn tới sự chấn động của thị trường này.

Ảnh hưởng có thực sự nhỏ? Theo nhà kinh tế học Thẩm Kiến Quang, rủi ro của chiến tranh thương mại thực sự sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư. Từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc gặp khó khăn cả ở trong và ngoài nước, suy giảm mạnh, chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm xuống dưới ngưỡng 2.700, mức giảm từ đầu năm 2018 đến nay gần 20%.

Trong đó, môi trường bên ngoài chủ yếu đến từ sự lo ngại chiến tranh thương mại Trung - Mỹ tiếp tục leo thang, còn môi trường bên trong chủ yếu đã phản ánh thái độ bi quan của các nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của Trung Quốc như kinh tế tiếp tục đi xuống, tiêu dùng giảm, đầu tư tụt dốc trong bối cảnh chịu sự trói buộc của tài chính căng thẳng và loại bỏ đòn bẩy.

Trong khi đó, ba chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đã không giảm trong năm nay. Dow Jones, Standard & Poor's và Nasdaq đã lần lượt tăng 4,4%, 6,5% và 12,8%.

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ có ảnh hưởng sâu xa trong thời gian tới. Ảnh: FTchinese.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong ngắn hạn, mặc dù xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 7 và 8/2018 chưa bị ảnh hưởng, nhưng qua quan sát cho thấy, điều này có liên quan đến hiện tượng các nhà xuất khẩu đã chạy đua xuất khẩu trước hạn vì lo ngại tính không chắc chắn của chiến tranh thương mại là tương đối lớn.

Ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc gần đây, qua quá trình khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu địa phương cho thấy, khách hàng Mỹ rất lo ngại về tăng thuế quan, cho biết một khi tăng thuế quan có thể sẽ làm tăng mạnh chi phí, từ đó yêu cầu chia sẻ tổn thất với nhà xuất khẩu trong nước.

Trong khi đó, hiện tượng tranh đua xuất khẩu sớm sang Mỹ hiện nay thực chất là phản ứng căng thẳng với "cây gậy thuế quan".

Số liệu cho thấy, chỉ số giá vận chuyển container xuất khẩu của Hạ Môn năm nay giảm tổng thể 3%, nhưng chỉ số giá vận chuyển của miền đông và miền tây nước Mỹ đều tăng bình quân trên 30%. Các chuyến bay đến Mỹ bùng nổ, khả năng vận chuyển không đủ, thực sự đã phản ánh sự lo ngại của Trung Quốc đằng sau những con số "khá tốt" về xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 7 và tháng 8/2018.

Đồng thời, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đối với Trung quốc cũng không thể đánh giá thấp.

Năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ chiếm 19% tổng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc; xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ không chỉ tập trung ở các ngành nghề truyền thống đòi hỏi nhiều lao động.

Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của các ngành nghề như đồ chơi, đồ gia dụng, dệt may chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu toàn bộ của các ngành nghề này; đồng thời cùng với việc nâng cấp của ngành chế tạo Trung Quốc, việc xuất khẩu sang Mỹ của các sản phẩm thuộc các ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn như máy móc điện tử cũng tăng mạnh, lượng xuất khẩu đã vượt các sản phẩm thâm dụng lao động.

Ngoài ra, xuất khẩu sang Mỹ tạo ra không ít cơ hội cho sáng tạo của Trung Quốc. Căn cứ vào "Báo cáo hạch toán giá trị gia tăng thương mại Trung Quốc và chuỗi giá trị toàn cầu" của Bộ Thương mại, Hải quan, Cục thống kê quốc gia và Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc, năm 2012, cứ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trị giá 1 triệu USD là có thể tạo ra được gần 60 việc làm cho Trung Quốc, xuất khẩu trị giá 500 tỷ USD thì tạo ra được 30 triệu việc làm cho Trung Quốc.

Đồng thời, Trung Quốc cũng phụ thuộc nhất định vào nhập khẩu các công nghệ quan trọng và tài chính đối với Mỹ. Chẳng hạn, Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao của Mỹ như chip, những công nghệ then chốt của sản phẩm này chỉ Mỹ mới có, một khi Mỹ chấm dứt xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ lõi này, có thể sẽ tác động đến chuỗi cung ứng ngành nghề của Trung Quốc.

Ví dụ, Intel và AMD được sử dụng rất phổ biến trong CPU của máy tính cá nhân, điện thoại di động Trung Quốc hầu hết đều lắp hệ thống định vị toàn cầu GPS, một khi nổ ra chiến tranh thương mại, việc tìm kiếm sản phẩm thay thế sẽ rất khó khăn.

Trước đó, việc Mỹ tiến hành trừng phạt đối với tập đoàn ZTE của Trung Quốc đã làm cho tập đoàn này hầu như đã rơi vào trạng thái đình trệ do lệ thuộc vào chip của Mỹ. Có thể thấy, trong các lĩnh vực công nghệ lõi như chip, Trung Quốc còn chưa có khả năng tự nghiên cứu phát triển và sản xuất, một khi chiến tranh thương mại phát triển thành chiến tranh khoa học công nghệ, thì những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nêu trên sẽ cực kỳ to lớn.

Mặc dù về lý thuyết, sau khi chiến tranh thương mại Trung - Mỹ nổ ra, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ có thể chuyển sang các nước và khu vực khác, nhưng qua nghiên cứu cho thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của một số thị trường lớn khác có tỷ trọng đã tương đối cao.

Ngoài ra, không gian cho việc tiếp tục nâng cao tỷ lệ xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường là rất có hạn, muốn tìm được thị trường thay thế cho Mỹ là rất khó khăn.

Cụ thể, đối với máy móc, thiết bị điện tử có lượng xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất, việc nhập khẩu từ Trung Quốc của Nhật Bản đã chiếm 49,6% tổng nhập khẩu của họ, nhập khẩu từ Trung Quốc của Hàn Quốc chiếm 40,7%, Đức chiếm 23%, Anh chiếm 22,7%; muốn dựa vào các nước này để tiêu thụ nhiều hơn hàng hóa Trung Quốc thực sự tương đối khó khăn, trong khi đó quy mô thị trương của các nước khác lại tương đối có hạn.

Bên cạnh đó, do đồng USD tăng giá, trong ngắn hạn rủi ro của các thị trường mới nổi gia tăng, việc Trung Quốc tiếp tục chuyển đổi xuất khẩu sang các nước có thị trường mới nổi sẽ có gặp khó khăn không nhỏ.

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ kéo dài. Ảnh: Gold.cnfol.com.

Điều đặc biệt quan trọng là ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đối với chuỗi ngành nghề không thể coi thường, điều này sẽ khó có thể tính toán chính xác được theo mô hình toán học.

Chẳng hạn, do lo ngại sự không chắc chắn của triển vọng chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, ngày càng nhiều công ty xuyên quốc gia tỏ ra do dự khi xem xét đầu tư ở Trung Quốc, đồng thời đang từng bước điều chỉnh chiến lược toàn cầu của họ.

Để tránh thuế quan nhập khẩu cao của Mỹ, một số nhà chế tạo lớn của Nhật Bản đã xem xét lại hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Công ty Apple bày tỏ lo ngại về việc tăng thuế quan, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump lại cho rằng Apple chỉ cần chuyển nhà máy của họ về Mỹ là có thể giải quyết dễ dàng.

Hơn nữa, hiện nay, kinh tế Trung Quốc đi xuống, tiêu dùng suy giảm, đầu tư tụt giảm, đẩy nhanh đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng được cho là quan trọng. Tuy nhiên, có thể tưởng tượng, một khi nhu cầu bên ngoài bị tác động, phát triển sẽ mất cân bằng, rủi ro của các doanh nghiệp xuất khẩu tăng lên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và tiêu dùng của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh kinh tế đi xuống, hiệu suất sử dụng những công trình hạ tầng xây mới sẽ giảm mạnh, những ảnh hưởng này sẽ khó có thể ước lượng được.

Tóm lại, theo nhà nghiên cứu Thẩm Kiến Quang, ứng xử với chiến tranh thương mại vừa không nên quá sợ hãi nhưng vừa không thể quá coi nhẹ.

Mặc dù ảnh hưởng chi phối của chiến tranh thương mại có thể tính toán, nhưng sự leo thang của chiến tranh thương mại cùng với ảnh hưởng của nó đối với triển vọng đầu tư, lòng tin của các doanh nhân, chuỗi ngành nghề và các ngành "đầu nguồn, hạ nguồn" sẽ khó có thể dự đoán. Vì vậy, giữ cảnh giác, làm tốt ứng phó tích cực vẫn rất cần thiết.

So với điều kiện khắt khe khi Trung Quốc gia nhập WTO vào đầu thế kỷ này, chẳng hạn mở cửa ngành tài chính, ô tô, hàng hóa nông nghiệp, các cuộc điều tra của WTO hàng năm, thì đến nay, rủi ro ở bên trong và bên ngoài đối với việc tiếp tục mở cửa của Trung Quốc nhỏ hơn.

Trong bối cảnh sức ép bên ngoài tăng lên, đẩy nhanh cải cách mở cửa, lấy chiến tranh thương mại Trung - Mỹ làm động lực bên ngoài để Trung Quốc "gia nhập WTO lần hai" là cách làm "dĩ bất biến ứng vạn biến", có thể sẽ biến việc xấu thành việc tốt - Thẩm Kiến Quang kết luận.

ĐÔNG PHONG (Theo FTchinese.com)

Tin nổi bật