Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến dịch xóa bỏ vũ khí hạt nhân đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2017

(DS&PL) -

Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân đã được công nhận vì nỗ lực kéo dài cả thập niên để đạt được một lệnh cấm dựa trên các hiệp ước phi hạt nhân hóa.

Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân đã được công nhận vì nỗ lực kéo dài cả thập niên để đạt được một lệnh cấm dựa trên các hiệp ước phi hạt nhân hóa.

Hôm nay (6/10), nhóm giải trừ vũ khí hạt nhân - Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) đã giành giải Nobel Hoà bình. Được biết, ICAN đã thực hiện chiến dịch kéo dài suốt một thập niên nhằm xóa bỏ thế giới của bom nguyên tử. Ủy ban Nobel đã quyết định trao cho nhóm giải thưởng danh giá giữa bối cảnh các cuộc khủng hoảng do hạt nhân đang gây ra tình trạng lộn xộn ở Triều Tiên và Iran.

"Tổ chức này xứng đáng nhận được giải thưởng cho công việc của họ trong sứ mệnh thu hút mọi người quan tâm đến những hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như những nỗ lực đột phá để đạt được một lệnh cấm dựa trên các hiệp ước", Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen tuyên bố.

Hơn 70 năm sau khi 2 quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản và bối cảnh căng thẳng hiện tại ở Iran, Triều Tiên, Ủy ban Nobel đã quyết định làm nổi bật những nỗ lực không biết mệt mỏi của ICAN nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Thông báo về giải thưởng này, bà Reiss-Andersen muốn thúc giục các cường quốc hạt nhân trên thế giới bắt đầu "đàm phán nghiêm túc" nhằm giải trừ vũ khí.

ICAN nhận giải Nobel Hòa bình năm 2017. Ảnh: Reuters

"Giải thưởng Hòa bình năm nay cũng là một lời kêu gọi các quốc gia hãy tiến hành những cuộc đàm phán nghiêm túc nhằm theo dõi việc loại bỏ dần dần khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân, duy trì sự cân bằng và cẩn trọng trên thế giới", bà Reiss-Andersen cho biết.

Từ liên minh của hơn 300 tổ chức phi chính phủ đã được thành lập tại Vienna hồi năm 2007 bên lề một hội nghị quốc tế về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, ICAN đã không ngừng thực hiện những chiến dịch dài hơi vì mục đích cao cả.

ICAN cũng là nhân tố chủ chốt trong việc thông qua một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân lịch sử, được ký kết bởi 122 quốc gia vào tháng 7/2017. Tuy nhiên, hiệp định này phần lớn mang tính biểu tượng vì không có sự tham gia của 9 cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Giải Nobel Hòa bình, trị giá 9 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD), sẽ được trao tại Oslo vào ngày 10/12 tới đây.

Ủy ban Nobel Na Uy đã chọn người chiến thắng Giải Nobel Hoà bình thông qua hơn 300 đề cử cho giải thưởng năm nay. Ủy ban không công bố tên của những người được đề cử nhưng tiết lộ rằng có 215 cá nhân và 103 tổ chức.

Các nhà quan sát đã phát hiện thấy tổ chức nhân đạo tình nguyện của người Syria White Helmets là một ứng viên hàng đầu, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif.

(Theo SCMP)

Tin nổi bật