Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc có thật sự hiệu quả?

(DS&PL) -

Trong 5 năm qua, chủ tịch Trung Quốc đã đặc biệt gây chú ý với cuộc chiến chống tham nhũng quy mô lớn kéo dài.

Trong 5 năm qua, chủ tịch Trung Quốc đã đặc biệt gây chú ý với cuộc chiến chống tham nhũng quy mô lớn kéo dài. Tuy nhiên, chiến dịch này có thực sự hiệu quả như những gì nó hướng đến từ khi  bắt đầu?

Hôm 10/10, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) công khai với báo giới các con số gây sốc trong chiến dịch chống tham nhũng toàn diện kéo dài nhiều năm của quốc gia này, với 6.181 quan chức nhận án phạt chỉ trong tháng 9/2017, 4.506 hồ sơ án tham nhũng được thụ lý.

Cờ Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters.

Với chủ trương tuyệt đối không khoan nhượng, chủ tịch nước Tập Cận Bình hi vọng chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của ông sẽ “đưa ra ánh sáng” cả những quan chức cấp thấp nhằm tạo niềm tin tối đa của người dân. Chiến dịch này đã kéo dài 5 năm và dường như những con số không nhiều thay đổi đã khiến công chúng hoài nghi liệu các biện pháp mạnh có hiệu quả thực sự.

Theo Ủy Ban Thanh tra Kỷ luật Trung Ương (CCDI), chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, 47.005 quan chức liên quan đến 33.471 trường hợp tham nhũng đã nhận án tù hoặc mất chức. Các vi phạm phổ biến nhất bao gồm việc trao tặng trợ cấp hoặc tiền thưởng trái quy định, tặng và nhận quà biếu của giới chức hoặc lạm dụng công quỹ và xe công.

Bên cạnh đó, theo CNN, đã xuất hiện nhiều cáo buộc liên quan tới việc cơ quan điều tra bí mật tra tấn những nghi phạm tham nhũng trong tù, sử dụng điệp viên trái phép truy bắt các tội phạm trên lãnh thổ các quốc gia khác, tuy nhiên đại diện hành pháp nước này đều từ chối trả lời.

Theo tờ ChinaDaily, CCDI có hệ thống báo cáo hàng tháng rất chi tiết về việc thực hiện 12 quy định chặt chẽ liên quan đến lối sống quan chức được nêu lên từ năm 2012 trong các chính phủ cấp tỉnh, các cơ quan trung ương Đảng và nhà nước, các doanh nghiệp công do trung ương quản lý và các tổ chức tài chính trung ương. Tuy nhiên, hệ thống này đang gây ra nhiều lo ngại và chống đối bởi nhiều hạn chế phát sinh như giảm số giao dịch thương mại, tốn kém công quỹ…

Một con số đáng chú ý trong tạp chí về giới thượng lưu Hurun cho thấy, hơn 90% các doanh nhân Trung Quốc là đảng viên và sự giám sát khắt khe của chính quyền lên tầng lớp này đồng nghĩa với việc đặt một vòng kìm tỏa cho nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia cho rằng một hệ thống chống tham nhũng mới sẽ được thông qua trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, và chính thức được triển khai sau phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.

Ủy ban Giám sát Quốc gia, trực thuộc các cơ quan tương tự ở cấp tỉnh cũng sẽ được thành lập. Ủy ban mới sẽ có quyền điều tra tất cả giới chức lãnh đạo và rất có thể các thành viên không thuộc Đảng Cộng sản sẽ trở thành mục tiêu chính trong giai đoạn mới này. Việc tăng thêm quyền lực cho các bộ phận tương tự được giới chức quốc tế cho là các động thái của chủ tịch Tập, khi ông bắt đầu lo ngại về những người thuộc phe đối lập. Theo đó, sự chống đối âm thầm từ phía phe đối lập cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn so với nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào và không có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng họ sẽ mãi giữ im lặng như hiện nay.

Với rất nhiều khó khăn trên các phương diện chính của xã hội, chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” sẽ đòi hỏi những phương thức mạnh mẽ hơn nữa để có thể đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra trong cương lĩnh của năm 2012.

THU PHƯƠNG

Tin nổi bật