Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiêm ngưỡng gà tiền mặt vàng quý hiếm vừa được phát hiện tại Thanh Hóa

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Bằng phương pháp bẫy ảnh, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hú (Thanh Hóa) đã ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có gà tiền mặt vàng.

Theo báo Thanh Niên, mới đây, ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, cho biết đơn vị này vừa ghi nhận bằng hình ảnh nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm đang sinh tồn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

Cụ thể, ông Dương cho hay, kết quả điều tra các loài động vật hoang dã bằng phương pháp bẫy ảnh từ năm 2023 đến tháng 11/2024 ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có mặt ở Pù Hu, như: gấu ngựa, mèo rừng, mang thường, chồn bạc má, chồn họng vàng, gà rừng, gà tiền mặt vàng, lửng lợn…

Đáng chú ý, hình ảnh ghi nhận cho thấy nhiều loài động vật hoang dã đang đi theo đàn, theo cặp như mèo rừng, gấu ngựa, hoẵng, lợn rừng… Điều đó khẳng định được tính đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu chứ không phải những cá thể đơn lẻ.

Gà tiền mặt vàng vừa được phát hiện ở Thanh Hóa. Ảnh:Thanh Niên

Theo ông Dương, đây là lần đầu tiên có hình ảnh cụ thể minh chứng xác thực nhất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đang tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm, thay vì như trước đây chỉ ghi nhận bằng các dấu vết.

Trước đó, thông qua đặt bẫy ảnh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) cũng phát hiện 2 loài gà quý hiếm là gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng, theo báo Tiền Phong.

Theo Sách đỏ Việt Nam, gà tiền mặt vàng có tên khoa học Polyplectron bicalcarratum, thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes.

Gà tiền mặt vàng được phát hiện ở Nghệ An. Ảnh: Tiền Phong

Ở Việt Nam có 2 phân loài: Phân loài Polyplectron bicalcarratum bicalcaratum (Linnaeus, 1758) phân bố ở Tây Bắc Việt Nam, Phân loài Polyplectron bicalcarratum ghigii Delacour và Jabouille, 1924 phân bố ở vùng Đông Bắc kéo dài đến Quảng Nam, Đà Nẵng (Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Núi Chúa) là phân loài đặc hữu của Việt Nam.

Đặc điểm nhận dạng gà tiền mặt vàng: Gà (chim) đực trưởng thành nhìn tổng thể bộ lông màu xám tro hơi nâu. Da quanh mặt vàng phớt hồng. Đỉnh đầu có lông xù lên tựa như mào thấp, màu hơi vàng trắng. Hông, phần trước cổ nâu trắng nhạt. Phía sau cổ, ngực có những vệt trắng rõ. Lưng, phao câu và lông bao đuôi cũng có những vệt trắng xếp thành hàng ngay ngắn, nhưng nhạt mờ hơn ngực. Trên cánh có những sao tròn màu xanh lam óng ánh. Lông đuôi cũng có những sao dạng bầu dục màu lục xanh biếc. Mỗi đôi sao được xếp theo hàng ngang.

Gà tiền mặt vàng là loài chim quý. Ảnh: Dân Trí

Gà (chim) cái tương tự như chim đực nhưng cỡ nhỏ hơn, lông xỉn hơn. Da mặt màu hồng thịt. Màu trắng của mào, lông ở gáy và họng không rõ lắm. Những sao trên cánh nhỏ và đen hơn, ánh sao không rõ bằng ở chim đực. Trên các lông đuôi ngắn nhất không có sao.

Mỏ đen ở chóp và hai mép, phần còn lại màu hồng thịt, chân xám nâu, có 2 cựa (mỗi chân 1 cựa). Con cái cựa ít phát triển.

Đặc điểm giống gà đực tiền mặt vàng chân có 2 cựa. Ảnh: Dân Trí

Gà tiền mặt vàng là loài chim quý, được xếp vào nhóm IB loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ; toàn dân cần tích cực bảo vệ gà tiền mặt vàng ở các khu vực chúng có mặt kể cả trong và ngoài các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, theo báo Dân Trí.

Tin nổi bật