Để có được tác phẩm "đại lộc" này, người nghệ nhân phải mất hàng chục năm mới tạo tác được các tay cành, dáng thế theo đúng ý.
|
Cây lộc vừng của ông Nguyễn Văn Phúc - một nông dân thuộc vùng cây cảnh Văn Giang (Hưng Yên) khiến nhiều vị khách, giới chơi cây khi đến Triển lãm cây cảnh Bắc Ninh đều trầm trồ vì dáng thế độc đáo và đầy nghệ thuật. |
|
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây này đưa lên chậu 35 năm nay, toàn bộ bệ rễ, thân, tay cành lớn… đã rất mịn, múp sẹo (sẹo liền). Với độ "khủng" của thân, gốc, cây phải có tuổi đời hàng trăm năm. |
|
Phải mất nhiều năm kiên trì tạo tác cùng kỹ thuật và chế độ chăm sóc đặc biệt, cây mới có bộ rễ "khủng" đến như vậy. |
|
Cây được cắt phần ngọn để đúng với một tác phẩm bonsai. Sau khi cắt phần ngọn, người nghệ nhân phải mất hàng chục năm mới tạo tác được các tay cành theo đúng ý.Các điểm cắt giữa tay cành và thân cũng liền sẹo để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh từ gốc lên ngọn. |
|
Đã có rất nhiều đại gia đến hỏi mua cây nhưng ông Phúc vẫn chưa bán. Ông muốn bán cho một người nào am hiểu, yêu thích thực sự tác phẩm này dù là giá rẻ hơn những người khác. |
|
Cũng theo chia sẻ của chủ nhân cây lộc vừng, phải mất gần nửa đời người mới có thể tạo tác ra được cây đẹp hoàn hảo từ gốc đến ngọn và có dáng thế độc đáo đến vậy. |
|
Lộc vừng thể hiện sự trường tồn, đem lại tài lộc cho gia chủ nên rất nhiều người muốn sở hữu một cây lộc vừng to trồng trước cửa nhà. |
|
Trước đó, "cụ" lộc vừng "tích tụ phát lộc" của đại gia Phan Văn Toàn (Phú Thọ) cũng gây xôn xao giới sinh vật cảnh khi được trả giá lên tới 8 tỷ. |
|
Cây có tuổi đời trên 300 năm, cao khoảng 5m nhưng phần gốc phình to ra bất thường, đường kính gốc lến đến 2,2m, được vị đại gia này mua của một dòng họ gần đền Trần (Nam Định). |
|
Anh Toàn cho biết, cây lộc vừng có tên “tích tụ phát lộc” vì đến mùa hoa, hoa đùn từ dưới gốc lên đến ngọn. |
Bạch Hiền (t/h)
Ảnh: Dân Trí, Dân Việt