Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chích lể máu ngón tay có chữa đột quỵ không?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Nhiều người vẫn truyền tai nhau mẹo chích lể máu ngón tay khi gặp trường hợp đột quỵ. Vậy thực hư của phương pháp này như thế nào?

Trong những năm gần đây, thông tin về phương pháp chích lể máu ngón tay để chữa đột quỵ lan truyền trên mạng xã hội và các diễn đàn sức khỏe. Nhiều người tin rằng khi gặp trường hợp đột quỵ, chích lể máu ngón tay sẽ giúp giảm thiểu biến chứng và tăng cơ hội hồi phục. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả và an toàn?

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ, tên gọi khác là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến một vùng não. Đột quỵ xảy ra sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của các tế bào thần kinh, khiến các tế bào này bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng.

Phân biệt hai loại đột quỵ:

Đột quỵ kiểu thiếu máu cục bộ (phổ biến nhất, 85% trường hợp)

Thường là do tắc nghẽn động mạch trong não (do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa động mạch, sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch). Đây được gọi là nhồi máu não, gây ra sự phá hủy một hoặc nhiều vùng não được tưới máu bởi động mạch bị ảnh hưởng.

Đột quỵ kiểu xuất huyết

Xảy ra khi một động mạch bị vỡ trong não (xuất huyết trong não) hoặc ở ngoại vi não (xuất huyết dưới nhện). Đột quỵ xuất huyết thường do huyết áp cao gây ra, nhưng, bệnh lý này cũng có thể do vỡ phình động mạch, trường hợp một túi máu nhỏ hình thành trên động mạch bị suy yếu.

Hơn một nửa số bệnh nhân đột quỵ mắc các di chứng sau đó. Mức độ nghiêm trọng của các di chứng phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, vùng thiếu oxy càng lớn thì nguy cơ di chứng càng cao. Sau cơn đột quỵ, một số di chứng có thể xuất hiện là: khó nói hoặc viết - được gọi là chứng mất ngôn ngữ, có vấn đề về trí nhớ, sự tê liệt ít nhiều trên cơ thể,...

Chích lể máu ngón tay có chữa đột quỵ không?

Chích lể là gì?

Chích (hay còn gọi là Trích) là việc sử dụng kim tam lăng hoặc kim hào để đâm nhẹ vào các điểm huyệt hoặc vùng da có máu ứ đọng, khiến máu tự vọt chảy ra ngoài. Lể (hay còn gọi là Nhể) là việc kéo da lên và sử dụng kim đâm nhẹ vào các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết, khiến máu không tự chảy ra mà cần phải dùng tay nặn. Phương pháp này nhằm loại bỏ các chất độc và máu độc trực tiếp khỏi cơ thể, giúp mở thông các kinh mạch và cân bằng khí huyết.

Chích lể (Trích) là quá trình sử dụng kim tam lăng hoặc kim hào để đâm nhẹ vào các điểm huyệt hoặc vùng da có máu ứ đọng, khiến máu tự vọt chảy ra ngoài. Lể (Nhể) là quá trình kéo da lên và sử dụng kim đâm nhẹ vào các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết, khiến máu không tự chảy ra mà cần phải dùng tay nặn. Phương pháp này nhằm loại bỏ các chất độc và máu độc trực tiếp khỏi cơ thể, giúp mở thông các kinh mạch và cân bằng khí huyết.

Chích lể máu ngón tay có chữa đột quỵ không?

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Chích lể tay chân dẫn đến nguy cơ gây uốn ván, nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là người bệnh chậm trễ đến bệnh viện để điều trị, gây nên di chứng nặng nề khó hồi phục.

Theo các chuyên gia, thời gian vàng để có thể chích thuốc hoặc làm thủ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ là 6 giờ, tính từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Tuy nhiên với mỗi người bệnh, nếu điều trị sớm được phút nào tốt phút ấy, vì mỗi phút chậm trễ có thể làm chết thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh. Đồng thời càng chậm trễ thì càng ít có lựa chọn điều trị, giảm đáng kể khả năng hồi phục sau đột quỵ.

Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống, cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ.

 Face (Khuôn mặt): Mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực.

Arm (Tay): Tay và chân mệt mỏi khó cử động.

Speech (Lời nói): Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

Time (Thời gian): Bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất một trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.

Tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay và dái tai.

Người có bệnh lý huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp, ăn nhiều rau củ. Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng hợp lý. Tập thể dục để tăng cường đề kháng và đi khám định kỳ để phòng ngừa bệnh.

Việc hiểu đúng về đột quỵ và các phương pháp điều trị là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh. Đừng quá tin vào các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, đặc biệt là khi điều đó có thể khiến người bệnh không được điều trị kịp thời.

Hãy ghi nhớ các dấu hiệu đột quỵ và quy trình cấp cứu cơ bản, cũng như luôn sẵn sàng gọi cấp cứu khi cần thiết. Điều này sẽ giúp gia tăng cơ hội hồi phục và giảm thiểu nguy cơ tổn thương lâu dài do đột quỵ.

Tin nổi bật