Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chỉ vì tham công tiếc việc, chàng trai 27 tuổi mắc ung thư gan

(DS&PL) -

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, không chừa một ai. Thế nhưng nguyên nhân gây bệnh của chàng trai 27 tuổi là bài học lớn khiến nhiều người phải suy nghĩ về lối sống.

Vẫn biết rằng, ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, không chừa một ai. Thế nhưng nguyên nhân gây bệnh của chàng trai 27 tuổi là bài học lớn khiến nhiều người phải suy nghĩ về lối sống.

Viên Bân Thành là một chàng trai 27 tuổi, đến từ Trung Quốc và đang ở độ tuổi chín muồi để gây dựng sự nghiệp. Không ai ngờ, chỉ sau một đêm người nhân viên chăm chỉ, kỳ cựu ấy phải nằm liệt trong bệnh viện. Từng là thủ khoa của kỳ thi tuyển sinh đại học cấp quận, con đường sự nghiệp trải dài trước mắt, Bân Thành không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị ung thư gan.

Vốn là một người "tham công tiếc việc", Bân Thành dành đa số thời gian trong ngày để vùi đầu vào công việc. Làm trong giờ hành chính không đủ, ngày nào Bân Thành cũng tình nguyện tăng ca đến 11 giờ đêm, sau đó còn mang công việc về nhà để làm tiếp.

Quá ham mê công việc, Bân Thành bị ung thư gan khi tuổi còn trẻ. - Ảnh: Minh họa

Mọi chuyện sẽ không có gì thay đổi nếu như không có một hôm điện trên văn phòng trục trặc, khi bảo vệ lên kiểm tra đã phát hiện Bân Thành ngất xỉu trên mặt đất với khuôn mặt nhợt nhạt.

Anh nhanh chóng được đưa vào bệnh viện. Sau khi tiến hành các xét nghiệm bác sĩ đã thông báo: Anh bị ung thư gan, bệnh tình rất nghiêm trọng phải nhập viện điều trị gấp. Sau khi biết bệnh tình của mình, chàng trai 27 tuổi rất đau lòng vừa khóc vừa nói: "Tại sao tôi lại bị ung thư gan, trước nay sức khỏe của tôi vẫn rất ổn định cơ mà".

Sau khi trò truyện với Bân Thành, bác sĩ đã đưa ra quyết định cuối cùng về nguyên nhân gây ung thư. Cụ thể, phần gan của anh đã bị tổn thương trong thời gian dài do việc thức khuya, làm việc quá sức.

Vì sao thức khuya lại ảnh hưởng không tốt đến gan?

Thức khuya thực tế không ảnh hưởng đến gan song nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến các cơ quan khác trên cơ thể phải làm việc nhiều từ đó sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan.

Điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Trường hợp của Bân Thành là một điển hình cho tình hình hiện tại của nhiều nhân viên văn phòng. Đã có nhiều người tự phát hiện mình mắc bệnh và đi điều trị, một số người vẫn “tham công tiếc việc” và không quan tâm đến sức khỏe của mình.

Thức khuya được xem là nguyên nhân gân ung thư gan. - Ảnh: Minh họa

Một số dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của gan

- Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trạng thái tinh thần không còn tốt như trước. Nếu gặp vấn đề gây căng thẳng thì thời gian phục hồi sau đó rất lâu. Nếu liên tục mệt mỏi mà không quay về trạng thái khỏe mạnh năng động như trước, thì có thể có những dấu hiệu bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

- Thường xuyên chóng mặt: Tế bào ung thư có thể chiếm hữu rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vì thế, tế bào khỏe mạnh sẽ tự nhiên bị "tranh mất" thức ăn, dần dần cảm thấy thiếu dinh dưỡng và năng lượng, tỉ lệ tế bào não giảm xuống sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau đầu, chóng mặt.

- Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.

- Vàng da: Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

- Buồn nôn: Khi gan không hoạt động tốt, người ta có thể cảm thấy buồn nôn cả ngày. Tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để có những chuẩn đoán của bác sĩ.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật