Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chỉ dạy nội dung trong sách giáo khoa: Dễ mà khó?

(DS&PL) -

Nhiều thầy cô cho rằng, quy định mới về việc cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa hợp lý, gây khó cho giáo viên.

Nhiều thầy cô cho rằng, quy định mới về việc cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa hợp lý, gây khó cho giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Quy định mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo không cho phép dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành; tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đồng thời, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục, bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay những thông tin cũ, lạc hậu.

Các trường không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa.

Đánh giá về chủ trương mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng việc tinh giản những kiến thức nặng nề, lạc hậu, giảm tải cho học sinh là cần thiết. Tuy nhiên, yêu cầu "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK" là chưa phù hợp.

Theo TS. Lâm, yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là học sinh phải biết vận dụng năng lực thực tế nhưng thực tế là có nhiều nội dung cần thiết lại không có trong sách giáo khoa, vì thế giáo viên phải đưa vào bài giảng để học sinh hiểu thêm về vấn đề.

"Tôi cho rằng việc cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa là không hợp lý. Có chăng thì bộ chỉ nên quy định không được dạy vượt quá những kiến thức tối thiểu học sinh cần có. Xưa sách giáo khoa là tối thượng nhưng nay cần phải hiểu nó chỉ là một kênh thông tin, còn nhiều kênh khác để tham khảo. Chúng tôi có kiến thức thực tế, có thêm vốn sống, trải nghiệm", TS. Lâm cho biết.

Lỗi chính tả bài thơ "Lượm" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (Tập 1). (Ảnh: Gia Đình)

Trên thực tế, những nội dung trong sách giáo khoa còn chưa thực tế, hoặc đôi khi có cả sai sót. Đơn cử như trường hợp bài thơ “Lượm” của Tố Hữu ở trang 131 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (Tập 1) bị sai chính tả. Cụ thể câu thơ: “Lúa trổ đòng đòng” được viết dấu ngã (~) thay vì sử dụng đúng phải là dấu hỏi (?).

Điều đáng nói, trước bài thơ “Lượm”, học sinh đang được học về dấu hỏi, ngã. Thế nhưng chính SGK lại sai sót về dấu khiến nhiều phụ huynh bức xúc lo lắng.

Hay như trong sách Khoa học lớp 5 có bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? (Trang 12). Nội dung này được nhiều giáo viên nhận định là không cần thiết cho các cháu.

Nội dung “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?” trong sách Khoa học lớp 5. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

“Sau nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng bài học này các em không hứng thú như những bài khác trong sách giáo khoa Khoa học lớp 5. Vì thật sự mục đích để đưa bài học “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?” vào chương trình dạy chưa rõ ràng.

Tôi thấy nội dung này nên đưa vào chương trình dành cho học sinh lớp lớn hơn, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý. Từ đó dạy các em biết bảo vệ mình, chăm sóc yêu thương những người xung quanh, đặc biệt là những người mang thai”, thầy Tăng Thành Châu (khối trưởng khối 5 Trường tiểu học Nguyễn Thị Định, Q.7, TP.HCM).

Trở lại chủ đề “cấm dạy kiến thức ngoài sách giáo khoa”, nhiều thầy cô cho rằng quy định này sẽ làm khó giáo viên. Cụ thể như môn giáo dục công dân, sách giáo khoa không đề cập vi phạm quyền tác giả, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Bộ Luật Dân sự.

Những kiến thức về luật trong môn giáo dục công dân rất trừu tượng, nặng về lý thuyết, trong khi đề thi minh họa yêu cầu ngoài việc nắm chắc kiến thức, bắt buộc học sinh phải hiểu rõ luật và biết cách áp dụng mới có thể làm đúng bài được. Nếu cấm giáo viên dạy kiến thức ngoài sách giáo khoa thì học sinh sẽ làm bài như thế nào?

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật