Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chè xanh là thức uống tốt cho sức khoẻ tuy nhiên lại không phù hợp với một số nhóm người sau

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Chè xanh là thức uống quen thuộc của nhiều người. Chè xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tuy nhiên loại nước này không phù hợp với một số người. Tuy nhiên những người dưới đây được khuyến cáo không nên uống loại nước này.

Chè xanh còn gọi là chè tươi là loại nước uống cổ xưa nhất của loài người, có khả năng tăng cường miễn dịch, chống lão hoá và phòng chữa bệnh.

Lá chè xanh chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm flavonoid, saponin triterpen, caffeine, tanine, quercetin, tinh dầu, acid ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B), carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, kaempferol,…

Chè xanh không có độc tính, do đó có thể dùng với liều lượng lớn (khoảng 200 g/ngày). Lá trà được dùng ở dạng nước sắc hoặc dùng ngoài như giã đắp, ngâm rửa hoặc nấu nước tắm). Theo Đông y, lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát có công dụng lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, làm mát cơ thể.

Công dụng của chè xanh đối với sức khỏe

Chè xanh hỗ trợ phòng chống ung thư

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu một cách toàn diện về chè xanh cho thấy loại chè này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng chống tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chè xanh có thể ức chế ngăn chặn tác động của tác nhân gây ung thư.

Tại Thượng Hải một công trình nghiên cứu ung thư thực quản cho thấy nhóm uống chè, ung thư giảm rõ 50% so với nhóm không uống. Các nhà khoa học cũng nhận thấy người Nhật nhờ tập quán uống chè lâu đời nên đã hạn chế tác hại gây bệnh. Theo tác giả Nhật hàng ngày nên uống chè xanh. Mùa hè uống chè xanh hỗ trợ phòng chống ung thư.

Chè xanh là thức uống tốt cho sức khoẻ tuy nhiên lại không phù hợp với một số nhóm người sau.

Tốt với hệ tim mạch

Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.

Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt

Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương

Florua trong trà xanh tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Làm đẹp da

EGCG là loại hoạt chất trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson

Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời, trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.

Những ai không nên uống nước chè xanh

Người bị loét dạ dày

Trang Guru On Time cho biết, cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

Người nhạy cảm với caffeine

Trà xanh chứa caffeine. Hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. Một số người không có khả năng dung nạp caffeine sẽ bị các triệu chứng đó ngay cả khi uống ít trà.

Dùng đồ uống nhiều caffeine cũng có thể cản trở hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Chè xanh chứa caffeine, catechin và axit tannic. Cả ba chất này đều liên quan đến nguy cơ khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 cốc mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine.

Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 tách trà xanh/ngày liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai và các tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ dễ ảnh hưởng đến trẻ. Uống nhiều có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Người thiếu sắt, thiếu máu

Catechin trong chè xanh có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn. Chiết xuất trà xanh làm giảm 25% khả năng hấp thụ sắt không phải heme. Đây là loại sắt trong trứng, sữa và thực phẩm từ thực vật như đậu. 

Vitamin C làm tăng hấp thu sắt không heme, vì vậy bạn có thể vắt chanh vào trà hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin C khác như bông cải xanh để bù đắp. Bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ (bò, lợn, bê) hay cá hồi, cá rô, cá ngừ. 

Theo Viện Ung thư Quốc gia, uống trà giữa các bữa ăn dường như ít ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt hơn. 

Chè xanh là thức uống tốt cho sức khoẻ tuy nhiên lại không phù hợp với một số nhóm người sau.

Một số lưu ý khi uống trà xanh

Không uống trà xanh ngay sau khi ăn;

Không uống trà xanh quá nóng;

Không uống khi bụng đói;

Không thêm mật ong vào trà xanh nóng;

Không uống thuốc cùng trà xanh;

Chỉ uống 1-2 ly mỗi ngày;

Không uống trà xanh trước lúc ngủ;

Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều trà xanh;

Chỉ nên pha trà ở nhiệt độ vừa phải.

Chè xanh uống nóng hay uống lạnh?

Theo Đông y, chè xanh tính hàn cho nên không dùng lạnh vì sẽ gây quá hàn sinh đờm. Do đó nên uống nóng! Có địa phương trong và ngoài nước có tập quán uống chè phải nóng có khi còn cho vào chè một lát gừng tươi.

Không uống chè xanh thay nước lọc, không uống chè xanh đã pha để qua đêm, không uống khi đói bụng gây cồn ruột. Không dùng chè xanh để uống thuốc, không uống ngay sau bữa ăn làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm vào cơ thể, tăng nguy cơ thiếu máu. Thời gian thích hợp để uống chè là sau bữa ăn 60 phút. Không uống sau 18 giờ gây mất ngủ.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật