Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới đang dần thu hẹp, nguy cơ "khủng hoảng" vì không có người thừa kế

(DS&PL) -

Mới dây, Công chúa Mako Nhật Bản Mako đã chính thức kết hôn với bạn trai lâu năm Kei Komuro và từ bỏ danh hiệu cũng như các đặc quyền của hoàng gia.

Công chúa Mako rời Hoàng gia Nhật Bản

Sau 4 năm đính hôn, Công chúa Mako, cháu gái của Nhật Hoàng Naruhito đã kết hôn với vị hôn phu Kei Komuro. Tuy nhiên, theo quy định của Hoàng gia Nhật Bản, thành viên hoàng tộc kếu hôn với người bình thường sẽ phải từ bỏ tước vị của mình. Do đó, Công chúa Mako sẽ rời Hoàng gia Nhật Bản. 

Không những từ bỏ tước vị hoàng gia, Công chúa Mako còn từ chối nhận khoản hồi môn trị giá 152,5 triệu yên (1,3 triệu USD), thường được trao cho phụ nữ hoàng tộc khi kết hôn. Điều này đã khiến Mako trở thành công chúa đầu tiên của Nhật Bản từ chối hồi môn kể từ Thế chiến thứ 2.

Công chúa Mako và vị hôn phu Kei Komura. Ảnh: AFP

Shihoko Goto, Phó Giám đốc Địa kinh tế tại Trung tâm Wilson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington và một chuyên gia về các vấn đề châu Á, nhận xét: "Đó là một sự khác biệt hoàn toàn so với những gì được mong đợi từ người phụ nữ trong gia đình hoàng gia. Cô ấy đã sẵn sàng hy sinh tài chính và tự thoát khỏi sự thoải mái, an toàn và đặc quyền trong cuộc sống để theo đuổi con đường của riêng mình".

Dù không được chú ý nhiều bằng Hoàng gia Anh, các cuộc hôn nhân của Hoàng gia Nhật Bản có lại liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ kết hôn và sinh con, một mục tiêu quan trọng ở quốc gia có tỷ lệ già hoá dân số cao. Sau cuộc hôn nhân năm 1990 của Thái tử Fumihito, số lượng các cuộc hôn nhân đã tăng 3,7% so với 5 năm trước đó. Tỷ lệ này đạt đỉnh 9,8% vào năm 1993 khi vị hoàng đế đương nhiệm tổ chức đám cưới. Tỷ lệ sinh con cũng có xu hướng tương tự như vậy.

Yuki Masujima, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Bloomberg Economics, cho biết: "Chúng tôi không kỳ vọng cuộc hôn nhân của Công chúa Mako sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Nhưng sự kiện này có thể có tác động tích cực đến tâm lý người dân và tỷ lệ kết hôn, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng COVID-19".

Sau đám cưới, vợ chồng Công chúa Mako dự định sống ở Mỹ và không nhận sự hỗ trợ tài chính từ gia đình hoàng gia hay chính phủ Nhật Bản. Vị hôn phu của cô được cho là đã có một công việc tại một công ty luật ở Manhattan (New York). Trong khi đó, Công chúa Mako - người có bằng thạc sĩ về nghiên cứu bảo tàng nghệ thuật - vẫn chưa công bố kế hoạch của mình. Đây có thể được xem là nỗ lực sống tránh xa dư luận sau nhiều năm bị truyền thông theo sát của công chúa Nhật Bản. 

Đầu tháng này, Cơ quan Hộ gia đình Hoàng gia, văn phòng chính phủ giám sát gia đình hoàng gia, cho biết công chúa đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng từ các tin tức trực tuyến nhằm vào cô và vị hôn phu cũng như gia đình họ. Cơ quan thông tin: "Cô ấy đã trải qua nỗi sợ hãi dai dẳng rằng cuộc sống của cô ấy sẽ bị hủy hoại, điều này khiến cô ấy trở nên bi quan và khiến cô ấy khó cảm thấy hạnh phúc". 

Gia đình hoàng gia thu hẹp

Sau Thế chiến thứ 2, gia đình Hoàng gia Nhật Bản từng có tới 67 thành viên. Tuy nhiên, tới ngày 26/10, sau khi Công chúa Mako lên xe hoa, con số này đã giảm xuống còn 17 người. Trong số 17 người này, chỉ có 3 người phù hợp để thừa kế ngai vàng bao gồm: Người chú 85 tuổi của Nhật hoàng, Hoàng tử Masahito; anh trai của Nhật hoàng, Thái tử Fumihito (55 tuổi) và người cháu trai 15 tuổi của Nhật hoàng, đồng thời là em trai của Công chúa Mako, Hisahito.

Đám cưới của Công chúa Mako một lần nữa làm nổi bật những lời kêu gọi cho phép phụ nữ kế vị ngai vàng như một cách để củng cố chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới và phù hợp với những ý tưởng hiện đại hơn về bình đẳng giới. Ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

Sau khi Công chúa Mako rời đi, Hoàng gia Nhật Bản chỉ còn 17 thành viên. Ảnh: AFP

Theo một cuộc khảo sát do hãng tin Kyodo News thực hiện vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua, 85% người được hỏi cho biết họ ủng hộ một nữ hoàng ở Nhật Bản và hầu hết số đó, khoảng 79%, khẳng định họ sẽ ủng hộ việc Nhật hoàng truyền ngôi cho các con gái ông.

Trớ trêu thay, gia đình hoàng gia không thể làm bất cứ điều gì về vấn đề này. Vai trò của chế độ quân chủ, bao gồm cả đường lối kế vị, được điều chỉnh bởi luật pháp Nhật Bản. Trong hai thập kỷ qua, một số quan chức chính trị hàng đầu đã xem xét việc thay đổi các quy tắc nhưng không có kết quả.

Năm 2006, một dự thảo luật đã được đề xuất cho phép phụ nữ thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên, dự thảo nào đã bị hoãn lại sau khi Hoàng tử Hisahito trở thành người con trai đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bảnđược sinh ra sau gần 4 thập kỷ. Năm 2012, cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda khi đó đã cân nhắc việc cho phép các công chúa thành lập các nhánh hoàng gia của riêng họ và giữ địa vị của họ sau khi kết hôn. Nhưng nỗ lực này cũng đã bị đình trệ sau khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền. 

Gần đây hơn, cựu thủ tướng Yoshihide Suga đã đưa vấn đề ra xem xét tại hội đồng chuyên gia. Tuy vậy, người kế nhiệm ông, Thủ tướng Fumio Kishida, đã phản đối việc truyền ngôi cho một công chúa.  

Theo đó, Bloomberg nhận định Nhật Bản sẽ duy trì truyền thống trong gia đình hoàng tộc ngay cả khi điều đó có nghĩa là sự kết thúc của chế độ quân chủ.

Minh Hạnh (Theo Bloomberg)

 

Tin nổi bật