Vào ngày 18/8 mới đây, cô bé Hoan Hoan (3 tuổi) đến từ Trung Quốc đã phải trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần ngón áp út sau khi đầu ngón bị hoại tử nghiêm trọng.
Bố Hoan Hoan cho biết, thời điểm 1 tháng trước, con gái anh trong khi nghịch ngợm vô tình bị rách một vết nhỏ ở đầu ngón tay. Người nhà lập tức đưa cô bé đến bệnh viện để xử lý vết thương. Vì tình trạng không nghiêm trọng, bác sĩ dặn dò gia đình chỉ cần vệ sinh và chăm sóc cẩn thận vết khâu là sẽ không có gì đáng ngại.
Khi thấy băng trên ngón tay của Hoan Hoan bị rơi ra ngoài, bà ngoại của đứa trẻ đã dùng dây thun buộc vào đầu ngón tay để cố định lại. Sau đó, vì thấy dây chun cũng không chắc chắn nên bà đã y băng cá nhân dán vào chỗ vết khâu của cháu gái.
Thời gian sau đó, tình trạng của cô bé ngày một nghiêm trọng hơn nhưng người lớn trong nhà không ai chú ý đến. Chỉ khi ông bố đi công tác trở về thấy đầu ngón áp út của con đã bị sưng to, chuyển sang màu đen liền hốt hoảng đưa cô bé đến bệnh viện.
Bác sĩ bệnh viện Hiệp Hòa, Hồ Bắc (Trung Quốc) nhận định ngón tay của cô bé đã bị hoại tử do thiếu máu cục bộ, vì đầu ngón tay mất đàn hồi và teo lại nên phải lập tức phẫu thuật cắt bỏ nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.
Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng việc dùng dây thun buộc chặt đầu ngón tay, dùng băng cá nhân dán chặt lại là sai lầm bởi chính việc này đã khiến máu không thể lưu thông, gây ra việc ngón tay bị sưng tê, mất cảm giác. Đáng chú ý, trẻ ở độ tuổi quá nhỏ thường không nhận cảm nhận được toàn bộ cơn đau do dây thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, nếu người lớn không cẩn thận quan sát sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Cách sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu:
- Vệ sinh vết thương: Mẹ rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Dùng một miếng gạc hay khăn sạch ngăn máu ngừng chảy. Rửa vết thương dưới nước mát để loại bỏ bụi bẩn, dị vật. Nếu có dị vật găm vào vết thương, cần dùng nhíp sạch gắp ra. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 10 phút, cần đem trẻ đến bệnh viện
- Rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, thấm khô bằng khăn/gạc sạch;
- Nếu vết thương nhỏ, có thể để hở, nếu vết thương nằm ở vị trí dễ bị cọ xát, nhiễm bẩn, cần băng bó lại;
- Nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sau khi cầm máu cho trẻ.
Những lưu ý khi băng bó vết thương cho trẻ:
- Không thổi vào vết thương vì có thể sẽ làm vết thương bị nhiễm khuẩn;
- Không dùng cồn, xoxy già, I ốt vì sẽ làm trẻ đau hơn và vết thương lâu lành;
- Khi băng bó cho trẻ, phần bông gạc chỉ vừa đủ vết thương và tránh băng quá chặt vì có thể làm ảnh huổng đến tuần hoàn máu;
- Thay băng ngay khi bị ướt.
Linh Chi (T/h)