Trong khi hàng loạt tạp chí tên tuổi của thế giới như Time và Profil đồng loạt vinh danh Tổng thống Ukraine Volydmyr Zelensky là nhân vật của năm 2022 thì tờ Forbes lại đưa ra một sự lựa chọn khác biệt khi bình chọn bà Ursula von de Leyen - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) - là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Dù khởi đầu không mấy ấn tượng cách đây 3 năm nhưng bà Von de Leyen - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức - hiện đang nổi lên với tư cách một trong những nhà lãnh đạo có khả năng xử lý khủng hoảng tốt nhất châu Âu. Với phong thái trịnh trọng và có phần cứng nhắc, bà Von de Leyen trước đây có lẽ chỉ nhận được cảm tình của một bộ phận người nhất định. Nhưng sau 3 năm đại dịch COVID-19 và trong thời gian xung đột tại Ukraine, cựu Bộ trưởng Đức đã nổi lên với vai trò đặc biệt của mình ở châu Âu.
Một quan chức tại EC ví bà Von de Leyen (còn được gọi là VDL) là một "cỗ máy". Người này chia sẻ: "Bà ấy cứng rắn, tập trung và làm việc cực kỳ hiệu quả".
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von de Leyen. Ảnh: Reuters
Vụ bê bối tham nhũng "Qatar-gate" đang diễn ra tại Nghị viện châu Âu có thể gây ra ảnh hưởng với và Von de Leyen vì đã không đề xuất một cơ quan phụ trách đạo đức nghiêm ngặt hơn ở châu Âu. Tuy nhiên, Guardian cho rằng những lời chỉ trích nhằm vào bà về vấn đề này có đôi chút thiếu công bằng. Tờ báo Anh nhận xét bà Von de Leyen đã làm việc về vấn đề này nhưng Nghị viện châu Âu mới là cơ quan bác bỏ đề xuất thắt chặt quy định quản lý.
Trong một thế giới đầy biến động, giá trị của Liên minh châu Âu (EU) – với tư cách là một cộng đồng hòa bình, dựa trên các giá trị với thị trường tương đối mở và ít ảnh hưởng địa chính trị – đang bị thách thức và cần có sự điều chỉnh ngay lập tức. Và nếu không có uỷ ban EC, họ có thể làm được việc này.
Theo Guardian, trong bối cảnh hiện nay với sự nổi lên của Nga, Trung Quốc và Mỹ, mô hình của châu Âu cần được bảo vệ. Do đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cần hướng tới "châu Âu nhiều hơn", những bước đi mà trước đây họ không sẵn sàng thực hiện.
Thực tế, trong thời gian đại dịch bùng phát, họ đã đạt được thoả thuận chung về việc mua vaccine và cung cấp tài chính cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn. Kể từ tháng 2 khi xung đột nổ ra ở Ukraine, châu Âu đã tăng cường kiểm soát biên giới và an ninh chung, đón nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine, khởi động lại quá trình mở rộng của EU và chuyển sang đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng chung. Đồng thời, châu Âu cũng đang tìm cách trở thành khối trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới.
Trước đây, chính phủ các nước châu Âu không thích xu hướng "Âu hoá" các quyền lực cấp quốc gia. Nhưng trước các cuộc khủng hoảng và sự bất ổn lớn, đây là thời điểm các nước châu Âu cần có hành động chung. Theo đó, bà Ursula von de Leyen hiện nay vừa là người cung cấp các giải pháp, đồng thời cũng là người hỗ trợ châu Âu.
Bà Von de Leyen đang ngày càng nhận được sự tin tưởng của các chính phủ châu Âu. Ảnh: Reuters
Việc ra quyết định của EU ngày càng có xu hướng liên chính phủ trong những năm gần đây, điều này gây ra sự mất quyền lực tương ứng đối với khối. Các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên có thể đồng ý với các giải pháp của châu Âu, ngay cả đối với các vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị đối với công dân của họ, chẳng hạn như an ninh, chính sách tiền tệ, y tế hoặc di cư. Nhưng họ vẫn muốn giữ cơ quan thực hiện các giải pháp này, tức EC, trong thời gian ngắn.
Họ liên tục yêu cầu uỷ ban gửi cho họ dự thảo đề xuất về các luật và quy định mới của châu Âu. Đồng thời, họ làm suy yếu các thể chế của EU – và thường bỏ qua Nghị viện – bằng cách cắt giảm ngân sách và giữ quyền kiểm soát trong việc thực hiện các chính sách cho chính họ. Trong đại dịch, các nước châu Âu đã đồng ý cùng nhau vay hơn 700 tỷ euro để hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh rằng tất cả 27 nguyên thủ quốc gia và chính phủ cùng quyết định sẽ phân bổ số tiền này cho ai. Động thái tương tự hiện đang được áp dụng với vấn đề an ninh năng lượng, di cư và chính sách đối ngoại.
Vào tháng 12, tất cả 27 quốc gia đã phải ký vào gói viện trợ trị giá 18 tỷ euro cho Ukraine.
Trong bối cảnh này, EU đang trở thành một thị trường lớn cho các chính phủ với những bước đi đầy kịch tính. Điều này làm cho các thỏa hiệp trở nên phức tạp hơn, ít minh bạch hơn và ít trách nhiệm hơn. Nhưng hơn bao giờ hết, các quốc gia thành viên sẽ cần đến chuyên môn của Uỷ ban châu Âu về mặt pháp lý và các vấn đề khác để xây dựng các chính sách, kế hoạch và thỏa hiệp chung. Bà Von der Leyen chính là người đang giúp đỡ họ về vấn đề này cả ngày lẫn đêm.
Theo một quan chức EC, bà Von de Leyen "tốt hơn" so với người tiền nhiệm của bà là Jacques Delors. Trước đây, ông Delors đẫ thúc đẩy thị trường đơn nhất và liên minh tiền tệ, được niêm phong trong Hiệp ước Maastricht. Ông là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Trong khi đó, bà Von der Leyen là một người thực dụng hơn. Các quốc gia thành viên đang cần tới Brussels nhiều hơn bao giờ hết - từ vấn đề khí đốt rẻ và các quy tắc chống tham nhũng cứng rắn hơn đến chính sách viện trợ nhà nước mới để ngăn các công ty chuyển đến Mỹ.
Để thực hiện tất cả những điều này, bà Von der Leyen giám sát ủy ban giống như một hoạt động quân sự. Bà ấy chỉ ngủ trong một căn phòng nhỏ bên cạnh văn phòng của mình (mà bà tự trả tiền thuê văn phòng), thường xuyên yêu cầu nhân viên vào các chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp sáng Chủ nhật từ tối Thứ sáu hàng tuần.
Về mặt chính sách, nữ Chủ tịch EC điều hành một con tàu chặt chẽ, giữ kín mọi thứ (bao gồm cả các cuộc đàm phán về Brexit). Nhưng điều này lại khiến bà ít được lòng các nhân viên. Các nhân viên thường phàn nàn rằng họ phải làm việc quá sức dưới sự chỉ đạo của bà.
Nhưng dù vậy, đây là cách mà bà Von de Leyen làm việc. Các quốc gia trước đây từng sẵn sàng chỉ trích EC giờ lại hết lời ca ngợi uỷ ban vì những gì họ nhận được. Bà Von de Leyen thỉnh thoảng tận dụng sự tin tưởng này để lèo lái các quốc gia thành viên như khi EC còn là một uỷ ban mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, bà đã thúc đẩy họ đưa ra các quyết định gây tranh cãi mà họ không thích – chẳng hạn như giữ lại hơn một nửa khoản tài trợ châu Âu của Hungary vì vi phạm điều kiện pháp quyền của EU. Lập trường nguyên tắc này đã giúp nữ Chủ tịch EC giành được nhiều sự kính trọng trong Nghị viện.
Thúc đẩy 27 chính phủ hướng tới các quyết định chung đáng lẽ phải là nhiệm vụ của chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Tuy nhiên, ông lại nhận được rất ít sự tôn trọng hơn. Những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU thường yêu cầu Chủ tịch EC thực hiện vai trò này. Có thể thấy, bà Von de Leyen đã thực hiện rất tốt công việc của mình và bà thật sự xứng đáng với danh hiệu "người phụ nữ quyền lực nhấ thế giới" do Forbes bình chọn trong năm 2022.
Minh Hạnh (Theo Guardian)