Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cha mẹ nên cho trẻ ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Các phụ huynh hiện đang rất quan tâm tới vấn đề tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ, đặc biệt là việc nên cho các em ăn gì trước và sau khi tiêm.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hiện đã phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 – 11 tuổi. Khi trẻ đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhiều cha mẹ sẽ từ hỏi “Làm cách nào để tôi có thể bảo vệ con trước các tác dụng phụ mà tôi từng gặp phải trong 24 – 48 tiếng đầu sau tiêm?”.

Về cơ bản, trẻ em được tiêm cùng một loại vaccine với người lớn, cụ thể là vaccine Pfizer nhưng với nhiều lượng ít hơn, chỉ 10 microgram trong khi người lớn là 30 microgram.

Theo Neelofar K. Butt – bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical ở Yonkers (New York, Mỹ), trẻ từ 12 – 15 tuổi sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNtech có thể gặp các tác dụng phụ tương tự như người từ 16 tuổi trở lên.

Trẻ em khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thường gặp các tác dụng phụ tương tự người lớn. Ảnh minh họa: Getty Images/ FG Trade/ Marilyna

Dữ liệu của FDA cho thấy tất cả những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất đều nhẹ hơn nhiều cơn đau mà hàng trăm trẻ em từ 5 – 11 tuổi phải chịu đựng khi nhập viện do mắc COVID-19 trong năm 2021.

Trong các thử nghiệm vaccine, trẻ thường bị đau cánh tay tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và ớn lạnh, rất giống như những gì đã thấy ở người lớn. Các triệu chứng thường biến mất sau 1 hoặc 2 ngày.

Daniel Cohen – bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical ở Purchase (New York, Mỹ) cho biết không cần phải lo lắng về bất cứ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ngoài ra đó cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang sẵn sàng để đối đầu với virus trong tương lai.

Trong khi đó, Sara Kenamore – bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical ở Purchase cho hay so với nhóm tuổi 12 – 18, số lượng trẻ từ 5 – 11 tuổi bị sốt hoặc đau đầu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít hơn.

Các tác dụng phụ thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, gần như sẽ cải thiện trong vòng 24 tiếng. Bác sĩ Butt chia sẻ, tương tự như các loại vaccine khác như vaccine phòng ngừa uốn ván, viêm gan hay bệnh sởi, các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau, thậm chí không xuất hiện tác dụng phụ.

Trẻ nên ăn gì trước khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Theo Tiến sĩ Megan Culler Freeman – nghiên cứu sinh về các bệnh truyền nhiễm nhi khoa ở UPMC tại Pittburgh, không có bất cứ loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp vaccine hoạt động tốt hơn. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn như bình thường trước khi trẻ được hẹn tiêm vaccine. Chế độ ăn nên có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Theo bác sĩ Butt, một việc quan trọng cần đặc biệt lưu ý là cung cấp đủ nước cho cơ thể vào những ngày tiêm phòng. Việc cung cấp đủ nước giúp chống lại sự mệt mỏi và đau nhức cơ bắp – hai tác dụng phụ thường thấy khi tiêm chủng.

Trẻ nên ăn gì sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

“Mặc dù không có một loại thực phẩm cụ thể nào giúp vaccine hoạt động tốt hơn nhưng khi trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm mà chúng yêu thích và muốn ăn. Chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch sẽ khỏe mạnh khi trẻ tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, bao gồm rau củ và trái cây”, Tiến sĩ Freeman nói.

Trong khi đó, bác sĩ Butt khuyên sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tác dụng chống viêm. Loại thực phẩm này có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn món sup như súp gà, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả, thực phẩm chế biến với nghệ - gia vị vốn nổi tiếng với đặc tính chống viêm.

Thông thường, cha mẹ có thể cho con sử dụng Tylenol hoặc ibuprofen sau khi tiêm chủng để “điều trị bất cứ cơn sốt, đau đầu, đau hoặc các triệu chứng khác, miễn là trẻ không có tình trạng bệnh lý mà những loại thuốc này bị chống chỉ định.

“Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để biết liều lượng sử dụng bao nhiêu thì an toàn cho con. Liều lượng dựa trên cân nặng hoặc độ tuổi là rất quan trọng”, bác sĩ Butt cho hay.

Đinh Kim (Theo Eatingwell)

Tin nổi bật