Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CEO Techcombank: Thay đổi cách người Việt quản lý và sử dụng tiền để cải thiện đời sống

(DS&PL) -

Ngành ngân hàng vừa có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đầy khởi sắc, lộ diện những khoản doanh thu, lợi nhuận vài ngàn tỷ đồng.

Ngành ngân hàng vừa có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đầy khởi sắc, lộ diện những khoản doanh thu, lợi nhuận vài ngàn tỷ đồng.

Là một trong những ngân hàng nằm trong nhóm có lợi nhuận ngàn tỷ đồng, ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng Giám đốc Techcombank (TCB), cho rằng công nghệ áp dụng vào vực tài chính đã đưa các dịch vụ tài chính ngân hàng đến gần hơn với người dùng, đóng góp chính cho sự thay đổi ngoạn mục thị trường bán lẻ ngân hàng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết: 39% doanh thu của ngân hàng chúng tôi đến từ phân khúc khách hàng cá nhân, sau đó mới đến khối doanh nghiệp trung và vừa, và doanh nghiệp lớn. Thời gian qua, phân khúc khách hàng cá nhân tăng trưởng rất nhanh, và chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công nghệ, hướng đến các giải pháp để giúp người Việt sử dụng tiền một cách tiện ích, thay đổi cách quản lý dòng tiền thay vì dùng tiền mặt để trang trải nhu cầu hàng ngày... Với nhóm doanh nghiệp trung và vừa, Techcombank cũng có nhiều dịch vụ hỗ trợ trong giao dịch, vốn lưu động.

Các cải tiến trong công nghệ giúp TCB đáp ứng được số lượng giao dịch của khách hàng tăng trưởng mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời cải thiện chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Cộng hưởng các yếu tố này giúp lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 đạt 5,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 32% và 19% so với cùng kỳ năm trước.

Từ đây đến cuối năm, dựa đà phát triển này, khả năng Ngân hàng không chỉ đạt thành công mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận đề ra – vốn khá cao hồi đầu năm, mà còn có thể vượt nhẹ.

Thế còn t lệ đóng góp của mảng phí và dịch vụ của các ngân hàng vào tăng trưởng lợi nhuận chung, thưa ông?

Tại ngân hàng chúng tôi, tỷ lệ đóng góp của mảng phí và dịch vụ cũng rất khả quan. Chỉ tính riêng mảng dịch vụ tài chính phục vụ cho người dân và mảng bảo hiểm đã đóng góp khoảng 30% doanh thu/mỗi mảng trong năm qua. Không thể không kể đến đóng góp của phí trong hoạt động xuất nhập khẩu như bảo hiểm, bảo đảm, tỷ giá... mà ngân hàng đứng ra cung cấp, giải quyết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tình hình tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm tại Techcombank như thế nào?

Trong 6 tháng đầu năm, nhiều dự án được triển khai. Ngoài các khoản vay mới thì đây cũng là thời điểm mà những khoản vay từ năm trước được giải ngân, tăng trưởng tín dụng khoảng gần 13%. Nhờ sớm tuân thủ, đạt chuẩn Basel II nên ngân hàng cũng được NHNN chấp thuận nới tín dụng lên 17% trong năm 2019. Tăng trưởng tín dụng cũng sẽ dành cho doanh nghiệp trung và vừa, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ cuối năm ngoái đến nay, dư nợ của nhóm khách hàng này đã tăng 22%.

Câu hỏi là: chúng tôi sẽ phân bổ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng như thế nào trong các tháng còn lại? Một khoản tín dụng Techcombank chú trọng là cho vay mua nhà để ở. Cũng xin được nói rõ, ở Techcombank, chúng tôi phân chia khoản tín dụng này rất rõ ràng thành hai nhóm gồm: Vay kinh doanh bất động sản và những khoản vay cho nhu cầu mua nhà để ở. Và Techcombank tập trung vào cho vay mua nhà để ở, nhất là phân khúc các gia đình trẻ tại thành thị.

Với hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của mình, Ngân hàng hoàn toàn kiểm soát được mục đích vay, và đảm bảo giải ngân đúng đối tượng. Chẳng hạn, mỗi năm ở Việt Nam có đâu đó khoảng 500 ngàn – 700 ngàn đám cưới, thế thì trong vòng 3-5 năm, các gia đình nhỏ đó sẽ có thêm 1-2 bé con dẫn đến nhu cầu cần một căn hộ để xây tổ ấm. Techcombank đang tập trung xây dựng năng lực tổ chức để đáp ứng được nhu cầu vay mua nhà để an cư đó. Để khi các cặp vợ chồng trẻ đăng ký mua cho đến lúc giải ngân chỉ tốn 5 đến 7 ngày là cùng. Hiện tại, hệ thống mới mà Techcombank đang xây dựng sẽ đảm bảo từ lúc nộp hồ sơ cho đến giải ngân khoảng chừng 3 ngày rưỡi. Có khoảng 15% khách hàng vay mua nhà miền Bắc đã sử dụng hệ thống này, và trong vài tháng tới chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai hệ thống này ở miền Nam.

Từ đây đến cuối năm, kinh tế thế giới vẫn có những biến động, các ngân hàng trong đó có Techcombank liệu có những kịch bản ứng phó gì?

Tuỳ mỗi ngân hàng mà sẽ có những kế hoạch cụ thể để ứng phó với các biến động kinh tế thế giới. Chúng tôi tập trung vào những ngành, lĩnh vực đang có tiêu dùng tốt trong nước, giảm những ngành nghề phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn hỗ trợ các nghiệp vụ tài chính trong hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Có thể nói thế này: thị trường nội địa 100 triệu dân vẫn đang giữ mức tăng trưởng rất tốt, với nhu cầu tiêu dùng có mức tăng trưởng gấp đôi đến gấp 3 lần. Các dịch vụ khách hàng của Techcombank cũng đi theo xu hướng này, nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính, thanh toán tiện lợi, hiệu quả với chi phí dịch vụ thấp nhất có thể.

Ước tính mỗi tháng, Ngân hàng ghi nhận có thêm gần 100.000 khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng số của Techcombank. Với tốc độ này, chúng tôi đang kỳ vọng số khách hàng cá nhân mới trong năm nay có thể đạt 1,1 triệu khách. Khách hàng đến vì họ thích các trải nghiệm mà những ứng dụng của Techcombank mang lại, giúp họ quản lý hiệu quả và giảm chi phí tiêu dùng hàng ngày.

Phân khúc khách hàng mà chúng tôi tập trung phục vụ là thị dân trung lưu, có thu nhập khá và cao, thông qua các giải pháp không dùng tiền mặt như thẻ visa, e-banking, online mobile... , với mức tăng trưởng đến 200%/năm. Đây là nhóm khách hàng ưa thích quản lý dòng tiền phục vụ cho cuộc sống tiện ích, nhanh chóng và không chỉ mua những món hàng lớn như nhà cửa, xe hơi mà còn hướng đến các đồ dùng hàng ngày như xe máy, điện thoại, thiết bị điện tử...và như thế, trong vài năm tiếp theo, Techcombank sẽ phát triển mạnh hơn hệ thống ngân hàng số để tiệm cận thị trường nông thôn. Từ đó, giải quyết câu chuyện cung ứng dịch vụ cho n phân khúc khách hàng đang bị bỏ rơi này.

Từ nay đến cuối năm 2022, chúng tôi dự tính sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD cho CNTT, hạ tầng để tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực nhằm đáp ứng quy mô thị trường mới. Những nỗ lực này phục vụ cho câu chuyện giải quyết thực trạng hơn 60% người dân Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng và chi phí tiêu dùng cao do còn phụ thuộc vào tiền mặt.

Gắn kết dài hạn để chuyển đổi thành công

Đảm nhận cương vị Tổng Giám đốc Techcombank từ tháng 9/2016, dẫn dắt Ngân hàng qua 15 quý liên tiếp giữ mức tăng trưởng cao, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho rằng đây là “may mắn” ông có được khi “có mặt trên con thuyền Techcombank cùng thủy thủ đoàn dày dặn kinh nghiệm và vững tay chèo”. Nhưng để con thuyền ấy chạy xa hơn, chạy nhanh hơn trong thời gian tới, ban lãnh đạo Techcombank vẫn cần phải thật tập trung hơn nữa, và tiếp tục thu hút các nhân sự hàng đầu trong khu vực và trên thế giới gia nhập hải trình này. “Tôi có cam kết dài hạn cùng con thuyền Techcombank để dẫn dắt chuyển đổi thành công trên những hải trình kế tiếp” – ông cười.

Sự chuyển đổi của Techcombank trong 4 năm qua chỉ là bước khởi đầu trong một chặng đường dài. Nếu ví von trên đường chạy, đó giống như một vận động viên marathon chỉ mới vừa mang giày, buộc dây ở điểm xuất phát. Vì vậy, những chặng đường chuyển đổi phía trước còn rất dài.

Để đáp ứng được nhu cầu của người dân, của khách hàng, ngân hàng phải xoay được định hướng về vận hành, dịch vụ... “Chúng tôi mong muốn cung cấp giải pháp giúp người Việt dùng tiền hiệu quả hơn, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và nhất là giúp CBNV gắn bó lâu dài với ngân hàng. Động lực này thúc đẩy sự hăng say, hứng khởi trong mỗi nhân viên của ngân hàng”, TGĐ Nguyễn Lê Quốc Anh nói. 

PV

Tin nổi bật