Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CEO Asanzo Phạm Văn Tam: Từ người bưng phở đến ông chủ tập đoàn nổi tiếng

(DS&PL) -

Từng thất bại 2 lần nhưng ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo, quyết tâm thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt.

Từng thất bại 2 lần nhưng ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo, quyết tâm thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Giờ đây, Asanzo đã vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam.

Ông Phạm Văn Toan - CEO Asanzo, từ người bưng phở đến ông chủ tập đoàn nổi tiếng. Ảnh: Nhịp Sống Việt. 

Thông tin Tập đoàn Asanzo bị cáo buộc là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng Việt.

Được biết, Asanzo từ một doanh nghiệp nhỏ đã vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam. Có được điều này là nhờ công lao của ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo.

Được biết, ông Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không đi học đại học. Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ít ai biết rằng ông Tam đã trải qua nhiều công việc như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện...

"Thời niên thiếu tôi có thể không học cao. Với tôi, kinh nghiệm trường đời là người thầy duy nhất" - ông Tam từng bộc bạch.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp, ông Tam nhấn mạnh: "Lúc đó, tôi đang làm việc với một tập đoàn của Trung Quốc kinh doanh tại Việt Nam. Tôi chơi thân với mấy anh giám đốc người Việt ở bên đó.

Nhìn cách họ xây dựng thương hiệu, tôi thấy rằng dù không mang lại nhiều lợi nhuận như đi buôn, nhưng tạo ra giá trị, đi đâu cũng được cửa hàng trân trọng, khác một người đi buôn.

Người tiêu dùng, các cửa hàng biết tới thương hiệu, nhưng một người đi bỏ buôn linh kiện cho các công ty đó thì chả ai biết tới, không ai trân trọng. Trải qua thời gian tiếp xúc với cách làm của các tập đoàn, tôi thấy trân trọng họ.

Họ tạo ra giá trị thật sự cho bản thân, cho cả nhân viên. Khi đó, tôi nghĩ rằng, tại sao mình đã đạt tới mức độ đủ tiền để làm việc đó mà không ai trân trọng mình bằng một người đến từ tập đoàn. Ngoài ra, đi buôn còn nhiều bấp bênh chứ không được bền vững như xây dựng tập đoàn".

Tuy nhiên, ông Tam đã thất bại khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên, dốc toàn bộ vốn vào khởi nghiệp nhưng doanh nghiệp đã đóng của sau một năm hoạt động.

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục dốc sức lập doanh nghiệp thứ 2. Tuy nhiên, do không đủ khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, ông Tam lại một lần nữa thất bại. Nguyên nhân của lần thất bại này là do công ty không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Quyết không nản lòng, đến cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.

Tập đoàn Asanzo vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam. Ảnh: VietQ.VN.

Thông tin về tập đoàn Asanzo, tạp chí Chất Lượng Việt Nam cho hay, sau khi khởi đầu bằng việc buôn bán các sản phẩm điện gia dụng và hàng điện tử, đến đầu năm 2016, công ty này bắt đầu kinh doanh các sản phẩm điện lạnh (máy lạnh, quạt).

Năm 2017, doanh thu từ bán tivi của Asanzo đạt 4.200 tỷ đồng, vượt trội so với các lĩnh vực kinh doanh khác là điện lạnh 270 tỷ đồng và điện gia dụng 150 tỷ đồng. Năm 2018, Asanzo tiếp tục công bố số liệu doanh thu vượt ngưỡng 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 35%.

Liên quan đến nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, trả lời báo Vietnamnet ông Phạm Văn Tam cho biết, về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.

Cũng theo ông Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Báo Tuổi trẻ thông tin thêm về sự việc trên, ngày 21/6, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã cho biết tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp ASANZO.

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh - chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC - cho biết trong thông cáo phát chiều 21-6.

Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình HVNCLC.

Được biết, hiện tại đã có một số siêu thị điện máy dừng bán ra các sản phẩm mang thương hiệu Asanzo.

Cũng theo tạp chí Chất Lượng Việt Nam ngoài những thành công đạt được, công ty Asanzo cũng từng bị cơ quan chức năng xử phạt. Cụ thể, trong thời gian hoạt động (từ 2014-2016), doanh nghiệp cũng có nhiều sai phạm về thuế. Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.

Quyết định xử phạt công ty Asanzo của Chi cục thuế quận Tân Bình. Ảnh: ANTT

Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền là 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.

Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân là đơn vị quản lý trực tiếp và duy nhất thu thuế của Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào...

THỦY TIÊN (T/h)

Tin nổi bật