Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh có giá 26 tỷ đồng là quá rẻ?

(DS&PL) -

Dù được bán đấu giá với số tiền gần 26 tỷ đồng, tuy nhiên giới buôn gỗ vẫn cho rằng cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh có giá... quá rẻ.

Dù được bán đấu giá với số tiền gần 26 tỷ đồng, tuy nhiên giới buôn gỗ vẫn cho rằng cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh có giá... quá rẻ.

Theo tin tức trên báo VOV, cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh vừa được đấu giá công khai trên thị trường, với giá trị gần 26 tỷ đồng.

Theo Ông Nguyễn Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, sau khi thống nhất với địa phương, chủ nhân của cây sưa 200 tuổi đã đồng ý hỗ thợ thêm cho địa phương 1,5 tỷ đồng. Tổng cộng, giá trị của cây sưa 200 tuổi này được nâng lên 26 tỷ đồng.

Cây sưa 200 tuổi được đào lên sau khi bán đấu giá. (Ảnh: Soha)

Giới buôn gỗ cho biết, cây sưa 200 tuổi được bán rẻ ở mức giá 26 tỷ đồng. “Nếu tính theo giá thị trường, cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh có thể cao gấp rưỡi giá hiện tại vì có thể làm được nhiều thứ với cây gỗ này. Tôi biết sẽ có nhiều tỷ phú sẵn sàng chi tiền để mua nó”, Ông Mạnh Phường, một chủ buôn gỗ tại Bắc Ninh cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hiến, một số phần rễ, cành cây sưa đã bị thối, hỏng nên lượng gỗ thu về cũng không được nhiều. Vì vậy, 26 tỷ đồng là cái giá có thể chấp nhận dược.

Báo Trí thức trẻ dẫn lời ông Hiến cho biết thêm, thời điểm trước Tết Nguyên đán, đơn vị đấu giá đã chuyển 15,5 tỷ đồng và sau Tết chuyển thêm 500 triệu đồng cho địa phương. Số tiền này được chuyển cho nhân dân giữ với mục đích chia cho từng nhân khẩu trong thôn.

Cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh. (Ảnh: VTC News)

"Ở đây xã không cầm tiền mà chỉ giám sát để tránh khiếu kiện trong nhân dân còn việc chia tiền được Ban Cộng đồng dân cư của thôn do người dân bầu tiến hành từ trong Tết. Mỗi nhân khẩu trong thôn được chia 10 triệu đồng và có khoảng 1.500 nhân khẩu được chia như vậy. Ngoài ra, con gái trong thôn đi lấy chồng hoặc những người dân chuyển đi được chia 5 triệu đồng. Số tiền chia theo thống kê vào khoảng gần 17 tỷ đồng", ông Hiến thông tin.

Về số tiền còn lại vào khoảng 9 tỷ đồng, theo ông Hiến, đã được ông Hùy ứng trước và sẽ được dùng để tu bổ đình chùa cũng như các công trình phúc lợi, công cộng phục vụ người dân tro

Gỗ sưa từ lâu đã được giới thương gia định giá rất cao do mùi hương của chúng. Năm 1994, cây sưa, đặc biệt là giống sưa đỏ được xếp hạng 1A, thuộc loại cực kỳ quý hiếm, được Nhà nước cấm khai thác trong thương mại.

Giá trị của gỗ sưa nằm ở “lõi gỗ”. Lõi gỗ sưa đỏ không cứng. Màu gỗ và vân gỗ rất đẹp. Gỗ sưa có vân 4 mặt, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh bảy màu thực sự rất quý hiếm. Loại gỗ này lại không mối mọt và thơm rất lâu, có thể 100 năm sau vẫn chưa hết mùi.

Ngoài ra, gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước. Vì vậy, từ lâu nó được dùng để làm đồ gia dụng, đặc biệt gắn liền với các vật dụng tâm linh như tượng phật, quan tài, tràng hạt, bàn thờ,….

Theo một số chuyên gia phong thủy, các sản phẩm làm từ gỗ sưa có tác dụng trừ tà, cầu tài lộc và phòng trừ bệnh tật. Với lí do đó, giá trị của gỗ sưa càng ngày càng được các thương gia “thổi phồng”.

(tổng hợp)


Tin nổi bật