Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Câu chuyện pháp luật: Hứa thưởng là gì?

(DS&PL) -

Dưới góc độ pháp lý, hành vi “Hứa thưởng” là một loại giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Dưới góc độ pháp lý, hành vi “Hứa thưởng” là một loại giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. 

Luật sư Đặng Văn Cường- Văn phòng luật sư Chính Pháp. 

Lùm xùm xung quanh chuyện một doanh nghiệp hứa thưởng cho đội tuyển nữ Việt Nam 500 triệu đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Bắt nguồn từ câu chuyện này, nhiều người đặt ra câu hỏi, hứa thưởng là gì và người được hứa thưởng nhưng không nhận được tiền thì có đòi được tiền và đòi dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật về sự việc này, Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp) cho biết: Hành vi "Hứa thưởng" là một loại giao dịch dân sự được quy định tại Chương XVII Bộ luật dân sự 2015 (trước đây là mục 13 của Bộ luật dân sự 2005).

Hứa thưởng được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí ban đầu của một bên chủ thể mà không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Ý chí của bên hứa thưởng phải được thể hiện một cách công khai, chủ thể bên nhận thưởng có thể được xác định rõ ràng hoặc không. Khi đó, nghĩa vụ thực hiện công việc của bên được nhận thưởng trong quan hệ hứa thưởng không phải là nghĩa vụ bắt buộc, vậy nên người này có thể thực hiện nhưng cũng có thể không thực hiện và nếu không thực hiện thì sẽ không nhận được giải thưởng.

Việc hứa thưởng chỉ hợp pháp khi công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu việc hứa thưởng nhằm yêu cầu thực hiện các công việc trái quy định thì việc hứa thưởng đương nhiên không có hiệu lực, nếu gây ra thiệt hại cho người khác thì bên hứa thưởng và bên thực hiện công việc sẽ cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, việc hứa thưởng chỉ có hiệu lực khi bên hứa thưởng không rút yêu cầu hứa trước khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc (việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố), đồng thời người thực hiện đã hoàn thành xong công việc theo yêu cầu người hứa thưởng.

Bạch Hiền

Tin nổi bật