Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Câu chuyện hai đứa con trai bất hiếu và cha già có tấm lòng lương thiện

(DS&PL) -

Sau bao năm vất vả nuôi con, gây dựng cơ nghiệp cho chúng, ông Tư nhận lại chỉ là sự bất hiếu, xua đuổi, ruồng bỏ cha già.

Sau bao năm vất vả nuôi con, gây dựng cơ nghiệp cho chúng, ông Tư nhận lại chỉ là sự bất hiếu, xua đuổi, ruồng bỏ cha già.

Ông Tư năm nay đã 70 tuổi, sức khỏe không còn như xưa nữa. Ông có hai người con trai thì đều đã ra cửa nhà hết. Hai đứa con sống riêng ra, chỉ mình ông sống cui cút trong căn nhà nhỏ. Kể từ ngày vợ mất, con cái chẳng đoái hoài gì, cuộc sống của ông Tư lặng lẽ như cái bóng.

Hôm đó, ông rất đói bụng tính sang nhà đứa con trai cả xin bát cơm. Nhưng khi vừa thấy ông sang, cả nhà con trai dù đang ăn cơm nhưng cũng kiệm lời mời ông dùng bữa cơm cùng. Con dâu vừa thấy bố có lên tiếng bảo ông ăn bát cơm nhưng đứa con trai đã xen vào bảo hết cơm. Ông lặng lẽ nhìn con rồi đẩy cửa đi về.

Ông lại sang nhà đứa con trai thứ 2 để xin cơm ăn. Nhưng cũng như anh mình, vừa thấy bố nhắc đến chuyện xin bát cơm vì quá đói, đứa con trai thứ 2 đã ngay lập tức gắt lên bảo cửa hàng làm ăn không được, bố còn đến xin cơm. Thậm chí anh con trai bất hiếu còn bảo ông tự làm mà ăn còn muốn ăn hãy trả tiền.

Vậy đấy, công sức bao năm ông nuôi dạy con cái nhận lại chỉ là sự bất hiếu đến vậy. Cửa hàng này là do ông gây dựng cho nó vậy mà giờ xin nó bát cơm cũng khó khăn.

Sau ngày hôm ấy, ông Tư không còn ghé nhà hai đứa con trai nữa. Và mặc nhiên, hai đứa con bất hiếu cũng không thăm hỏi cha mình. Để kiếm tiền trang trải, dù sức đã già nhưng ông Tư vẫn cặm cụi chẻ tre, đan rổ và mang lên chợ bán.

Mỗi ngày ông Tư lại mang theo hai ba cái rổ ra chợ bán kiếm tiền. Hôm đó, trời mưa, ông bán không được cái rổ nào, đúng lúc ấy một người đàn ông mình lấm đầy máu ngã xuống chỗ ông ngồi.

Thấy người ta bị thương, ông Tư kêu giúp đỡ đưa đi viện nhưng những người ở chợ sợ hãi là đám giang hồ đuổi đánh nên không dám cứu. Chỉ có ông Tư và anh câm bán rau gần đấy giúp đỡ.

Người đàn ông được ông giúp đã may mắn qua khỏi vì được đưa đến viện kịp thời. Qua trò chuyện hỏi han, ông biết được anh tên Trung, hôm đó do bị thương trên núi, lê lết mãi mới đến chợ và được ông cứu.

Sau ngày hôm ấy, Trung tỏ ý muốn được báo đáp ông Tư và anh câm nhưng ông không nhận. Làm việc thiện, cứu giúp người là việc đáng làm, ông Tư không phải làm vì được báo ân.

Trước tấm lòng thiện lương của ông, anh Trung đã nhiều lần giúp đỡ mọi người ở chợ bằng cách mua đồ vật này, đồ vật khác hay chỉ là bó rau, miếng thịt.

Anh Trung xem ông Tư như ân nhân và thường xuyên thăm hỏi ông. Mỗi lúc rảnh anh lại đưa vợ con đến nhà ông chơi cho đỡ buồn. Dù là chủ một cửa hàng gỗ, rất giàu có nhưng anh Trung vẫn giản dị, sống chân tình không chỉ với ông Tư mà còn những người khác nữa.

Hai người con của ông Tư sau khi biết cha mình quen với người giàu có thì liền mua hoa quả đến hỏi han bố mình. Thế nhưng là người sinh ra chúng, ông hiểu hai đứa con chỉ là thấy người sang bắt quàng làm họ. Ông đuổi hai người con ra khỏi nhà và không nhận một đồ vật gì của chúng.

Dù có những đứa con bất hiếu nhưng đổi lại tấm lòng lươg thiện đã giúp ông Tư được nhận điều tốt, phúc báo từ người khác.

Tin nổi bật