Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cáp treo qua sông ở HN: Xã yêu cầu dừng vì "báo chí về nhiều quá"

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Mặc dù khẳng định không có chuyện người dân dùng cáp sang sông, nhưng mới đây UBND xã Đại Mạch vẫn yêu cầu tháo dỡ các cáp treo chỉ vì… “báo chí về nhiều quá.”

(ĐSPL) – Mặc dù khẳng định không có chuyện người dân dùng cáp treo tự chế sang sông, nhưng mới đây UBND xã Đại Mạch vẫn yêu cầu tháo dỡ các cáp treo vì… “báo chí về nhiều quá.”

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về thực hư câu chuyện người dân thủ đô qua sông bằng cáp treo tự chế tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Theo những clip và hình ảnh được đăng tải trước đó trên báo chí, thì từ lâu, ở xã Đại Mạch (Đông Anh – Hà Nội), người dân mỗi khi muốn sang bãi bồi bên kia sông thì phải ngồi trên một tấm ván lớn được treo trên hệ thống dây cáp được bắc từ bờ bên này sang. Cáp treo tự chế này được vận hành bởi một động cơ được chế lại từ một chiếc xe máy cũ, truyền lực qua ròng rọc.

Thế nhưng ngay sau đó, lại có thông tin cho rằng việc người dân đi cáp treo tự chế qua sông chỉ là chuyện dàn dựng.

Để tìm hiểu rõ thực hư câu chuyên, phóng viên đã trực tiếp về xã Đại Mạch, Đông Anh, tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, hệ thống các cáp treo tự chế của người dân nơi đây đều đã bị tháo dỡ một phần.

Ông Trần Văn Dưa đang điều khiển cáp treo.

Ông Trần Văn Dưa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh) cho biết: “Ngay sau khi báo chí phản ánh về việc người dân qua sông bằng cáp treo tự chế, Uỷ ban nhân dân xã đã yêu cầu chúng tôi phải tạm dừng mọi hoạt động, kể cả việc chuyên chở hàng hoá giữa hai bờ.”

Trước đó, những người dân tại đây đều cho hay, hệ thống cáp treo tự chế này vốn để phục vụ cho việc vận chuyển nông phẩm, phân bón giữa hai bờ, giúp vừa tiết kiệm sức lực, vừa đảm bảo năng suất chất lượng.

Một điều lạ là chỉ vài ngày trước, khi được hỏi cáp treo có chở người hay không, thì những người dân này đều khẳng định là có.

Thậm chí bà Nguyễn Thị H. (trú tại xóm 4, thôn Hải Bối, xã Hải Bối) còn kể rằng: “Mới đầu đi thì sợ lắm vì chưa đi như thế bao giờ, cứ nhắm mắt để sang. Còn bây giờ thì lại thấy đi thuyền không an toàn mà còn quá hao tổn sức khoẻ. Đi trên tời an toàn hơn vì đi trên thuyền có xoáy dòng, có khi bơi ở bờ bên này sang đối diện đã bị trôi cách hàng cây số ”.

Trước đó người dân nơi đây đều khẳng định cáp treo vẫn chở người qua sông, nhưng sau khi có tranh cãi xảy ra, lại không người dân nào dám nhắc tới điều này.

Thế nhưng, sau khi có những thông tin trái chiều về việc này, khi phóng viên về đây hỏi lại người dân về việc cáp treo tự chế có dùng để chở người hay không thì chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Trước sự việc trên, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mạch là ông Vương Ngọc Chi cũng lên tiếng khẳng định rằng không có chuyện chở người qua sông bằng cáp treo.

“Khi người dân xây dựng cáp treo đều không báo cho chính quyền. Tuy nhiên, khi phát hiện vào cuối năm 2013, chúng tôi đã cho anh em công an xã xuống kiểm tra, yêu cầu các gia đình cam kết không chở người đồng thời cũng gửi thông báo với nội dung tương tự” – ông Vương Ngọc Chi khẳng định.

Mặc dù theo quan điểm của mình, vị Phó chủ tịch xã này luôn cho rằng, việc người dân làm cáp tự chế để phục vụ sản xuất là sáng kiến rất tốt, rất đáng được biểu dương. Thế nhưng mới đây, UBND xã Đại Mạch lại yêu cầu người dân tháo dỡ và tạm dừng các cáp treo đang hoạt động, lý do mà lãnh đạo UBND xã Đại Mạch đưa ra là… “do báo chí về nhiều quá”…

Phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đang cho ông Vương Ngọc Chi - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mạch xem lại đoạn clip do mình quay được.

Đặc biệt, UBND xã Đại Mạch còn thể hiện những quan điểm bất nhất trong việc quản lý, khi trong biên bản làm việc với các hộ dân vào ngày 30/12/2013, đại diện chính quyền xã Đại Mạch khẳng định: Các hộ dân đã dựng trái phép cáp treo nên phải tháo dỡ trước ngày 31/12/2013.

Tuy nhiên, sau đó 1 ngày, vào ngày 31/12/2013, UBND xã Đại Mạch lại ra văn bản thông báo số 106/TB-UBND với nội dung: “Nghiêm cấm việc sử dụng cáp treo để vận chuyển người. Việc sử dụng cáp treo phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông đường thủy. Các vấn đề liên quan đến thiệt hại cho người và các phương tiện giao thông trên sông do hệ thống cáp treo tự chế của các hộ dân nêu trên thì các hộ dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, chỉ trong 1 ngày, chính quyền xã Đại Mạch đã ra 2 quyết định mẫu thuẫn với nhau.

Trước sự mâu thuẫn này, Phó chủ tịch UBND xã Đai Mạch chưa thể giải thích được ngay mà hứa sẽ cho rà soát và kiểm tra lại tính xác thực của cả hai văn bản nói trên trong thời gian sớm nhất.

Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả.

Tin nổi bật