Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cập nhật danh sách các trường đại học tuyển sinh 2024 bằng phương thức xét học bạ

  • Bảo An
(DS&PL) -

Hiện nay đã có nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Trong đó, có một số trường đại học tiếp tục thực hiện phương thức xét học bạ THPT. Đây là phương thức xét tuyển sớm được tiếp tục sử dụng trong năm nay.

Xét học bạ là hình thức tuyển sinh dùng kết quả điểm tích lũy trong ba học kỳ, ba năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển để làm cơ sở xét tuyển.

Xét học bạ là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Các trường Đại học áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.

Một số trường đại học tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ. Ảnh minh họa.

Phương thức này được các cơ sở giáo dục đại học áp dụng để tuyển sinh đầu vào trong nhiều năm qua. Riêng năm 2023, có hơn 100 cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh bằng học bạ.

Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển vào trường mình mong muốn. Ở 1 số trường đại học top đầu, việc xét tuyển học bạ còn kèm theo nhiều tiêu chí, chẳng hạn như chứng chỉ tiếng Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn khối...

Năm 2024 đã có một số công bố sẽ tiếp tục tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ. Mỗi trường sẽ tự quy định điều kiện và mốc thời gian xét tuyển.

Danh sách các trường Đại học xét tuyển học bạ 2024 được cập nhật. Ảnh: Lao động.

Các hình thức tuyển sinh đại học khác

- Xét tuyển từ kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

- Xét tuyển Đại học từ kết quả thi trung học phổ thông quốc gia là phương thức xét tuyển phổ biến nhất hiện nay.

Công thức tính điểm xét tuyển:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu thì tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30 sẽ quy về:

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Thi đánh giá năng lực

Thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.

Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.

Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau. Nhưng về cơ bản các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực gồm đang dạng các môn học, từ 06 - 08 môn, cụ thể:

  • Tư duy định lượng ( môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học)
  • Tư duy định tính ( môn ngữ văn)
  • Khoa học và tự nhiên ( môn lịch sử, địa lý)
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật