Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh giác với những chiêu trò mua bán tiền giả trên mạng

(DS&PL) -

Gần đây, trên mạng xã hội đang nở rộ cơn sốt buôn bán tiền giả với những lời chào mời như: "giống tiền thật 98%", "giá rẻ giật mình",.. khiến nhiều người ham tiền mờ mắt.

Gần đây, trên mạng xã hội đang nở rộ cơn sốt buôn bán tiền giả với những lời chào mời có cánh như: "giống tiền thật 98%", "giá rẻ giật mình",.. khiến nhiều người ham tiền mờ mắt.

Báo Phú nữ TP Hồ Chí Minh đưa tin, vụ việc xảy ra vào 11h trưa 25/5 tại ngân hàng thuộc huyện Bình Chánh (TPHCM) mới đây lại một lần nữa dấy lên cơn sốt mua bán tiền giả.

Được biết đôi nam nữ này mang 17,4 triệu đồng với 87 tờ tiền mệnh giá 200 nghìn đồng đến gửi vào tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng này. Qua kiểm tra, nhân viên ngân hàng phát hiện là tiền giả nên đã tìm cách giữ chân 2 khách hàng này; đồng thời âm thầm trình báo cơ quan công an địa phương.

(Cách thức thanh toán khi mua tiền giả mà người bán đăng tải. Ảnh: báo Công an nhân dân)

Trên các trang mạng xã hội thời gian qua, việc hám lợi từ mua tiền giả với mức chênh lệch cao đã khiến nhiều người mờ mắt. Nhiều người đã chuyển khoản tiền đặt cọc và không bao giờ nhận được hàng như thỏa thuận.

Đầu tháng 5, trong một lần lên mạng, anh Nguyễn Văn Tiến (Đà Nẵng) bất ngờ khi thấy hàng loạt các trang cá nhân công khai rao bán tiền giả với những lời mời chào hấp dẫn. Nhấp chuột vào trang có tên “buôn bán tiền giả...”, anh càng ngạc nhiên hơn khi đọc lời rao bán với mức chênh lệch cao cùng khẳng định chắc nịch về uy tín.

Trót nổi lòng tham, anh Tiến liên lạc giao dịch mua 10 triệu đồng tiền giả với giá 1 triệu đồng tiền thật. Bên bán không đồng ý gặp mặt, ra điều kiện anh phải chuyển trước 30% bằng các thẻ cào để đặt cọc với lý do đảm bảo đơn hàng là thật. Thỏa thuận kỹ càng, anh Tiến chuyển tiền và không thấy được giao hàng. Và khi không thể liên lạc người này, anh hiểu đã bị một vố lừa.

Báo Tri thức trực tuyến cho biết, chỉ với vài từ khóa tìm kiếm đơn giản, người dùng mạng xã hội Facebook dễ dàng tìm ra rất nhiều tài khoản đang kinh doanh tiền giả. Các tài khoản này không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, không có số điện thoại mà chỉ trao đổi với "khách hàng" qua Facebook.

Theo các trang Facebook bán tiền giả quảng cáo, chủ yếu tiền giả nhập về có nguồn gốc từ Thái Lan và được quảng cáo "giống tiền thật đến 98%".

Tiền giả thường có mệnh giá 100.000, 200.000 và 500.000 đồng, được bán theo tỷ lệ 1:10, tức 1 đồng tiền thật đổi 10 đồng tiền giả. Những mẩu quảng cáo này đăng rất mới, chỉ khoảng 2-3 tuần trở lại đây.

Để đảm bảo không bị cơ quan chức năng truy danh tính, các đối tượng bán tiền giả thường lựa chọn phương pháp thanh toán bằng thẻ điện thoại, thay vì chuyển khoản ngân hàng.

Bên mua sẽ gửi số thẻ điện thoại cùng số seri cho bên bán, sau khi xác nhận thẻ nạp được tiền, bên bán sẽ chuyển tiền giả cho bên mua theo đường gửi nhà xe hoặc chuyển phát nhanh.

Do tính chất phạm pháp nên có trường hợp người mua dù bị các đối tượng bán tiền giả trên mạng lừa đảo, tiền mất mà không nhận được "hàng", cũng không dám trình báo cơ quan chức năng.

Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật