Một nghiên cứu mới cho thấy, toàn bộ các loài ngao, sò, hàu... tại các vùng biển cực bắc Châu Âu, Châu Mỹ kéo dài tới tận Trung Quốc đều bị nhiễm chất dẻo.
Theo các nhà nghiên cứu, động vật giáp xác hai mảnh tại những vùng biển bắc cực tưởng như nguyên sơ nhất dọc theo bờ biển Na Uy cũng được thử nghiệm ra có chất dẻo nhất trong cơ thể.
Những hạt nhựa siêu nhỏ đang làm ô nhiễm những con ngao, sò, hàu biển từ các vùng biển cực bắc Châu Âu, Châu Mỹ kéo dài tới tận Trung Quốc. |
Phát hiện đáng lo ngại này cho thấy có sự lây lan ở mức độ toàn cầu của ô nhiễm đại dương và hậu quả trực tiếp tác động tới tận bàn ăn của con người.
Phát hiện này do các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nước Na Uy (NIVA) tìm ra.
Bà Amy Lusher, một trong những nhà nghiên cứu làm việc trong nghiên cứu này cho biết, chất dẻo có thể bị cuốn trôi bởi các dòng hải lưu biển và gió từ châu Âu qua Châu Mỹ, kết thúc tại vòng xoáy quanh Bắc Cực.
Bà cho biết: "Các nhà khoa học đã xem xét ngao sò ở hầu khắp các vùng biển và đều phát hiện thấy chất dẻo."
Các cuộc điều tra trước đây đã phát hiện ra điều này ở cá biệt một vài quốc gia như như Trung Quốc, Chilê, Canada, Anh và Bỉ.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thừa nhận rằng các loài trai sò có thể là một "báo cáo sinh học về tình trạng ô nhiễm vi sinh" toàn cầu bởi vì động vật thân mềm có giáp xác này sống dưới đáy biển, nơi tập trung nhiều chất dẻo nhất, không giống như các loài cá bơi trong nước, và thường ở nguyên một chỗ.
Ảnh hưởng của ô nhiễm vi sinh đối với sinh vật biển hoặc con người khi ăn phải hiện vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học giả thuyết rằng con người phải ăn một lượng lớn ngao sò mới có thể đưa tới tác hại cho cơ thể. Thậm chí tại Bỉ, nơi món moules et frites (trai ăn kèm khoai tây chiên) được người dân ưa thích thì cũng chưa có dấu hiệu nào của việc nhiễm độc chất dẻo.
Ô nhiễm chất dẻo đại dương là do con người vứt rác thải đồ nhựa xuống biển. |
Hiện tại, gần 200 quốc gia đã ký một nghị quyết của LHQ trong tháng này để loại bỏ ô nhiễm nhựa ở biển, từ chai lọ đến túi siêu thị và bao bì thực phẩm, ước tính khoảng 8 triệu tấn một năm.
Con người phải ăn một lượng rất lớn ngao sò biển bị ô nhiễm chất dẻo thì mới có thể gây tác hại cho cơ thể. |
Nghiên cứu của giáo sư Richard Thompson, một chuyên gia về chất dẻo tại Đại học Plymouth, đã chỉ ra rằng lượng tồn dư chất dẻo rất cao trong đáy biển có thể gây hại cho động vật thân mềm thường sống ở đáy biển và sẽ tồn dư trong cơ thể của chúng.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng so với lượng chất dẻo mà con người đang hàng ngày hàng giờ hấp thụ thông qua việc tiếp xúc với các vật dụng bằng nhưa như đồ chơi, áo khoác lông cừu... thì lượng chất dẻo do ăn hải sản quả là không cao bằng.
Minh Minh (Theo Daily Mail)