Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh báo tình trạng các bác sĩ đột quỵ do áp lực làm việc quá sức

(DS&PL) -

Cái chết đột ngột của một bác sĩ 47 tuổi tại bệnh viện ở tỉnh Đồng Tháp mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng làm việc quá tải tại các bệnh viện.

Cái chết đột ngột của một bác sĩ 47 tuổi tại bệnh viện ở tỉnh Đồng Tháp mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng làm việc quá tải tại các bệnh viện.

Đột tử trong những ca trực tại bệnh viện

Mới đây tại tỉnh Đồng Tháp, một bác sĩ 47 tuổi đã tử vong thương tâm khi đang trực tại Khoa Gây mê - Hồi sức, BV Quốc Tế Thái Hòa (TP Cao Lãnh).

Bệnh viện nơi bác sĩ Tr. làm việc. Ảnh: Thanh niên

Thời điểm xảy ra sự việc, các nhân viên trực BV gọi điện thoại nhiều lần nhưng không thấy bác sĩ Tr. nghe máy. Nghi ngờ chuyện chẳng lành, các đồng nghiệp mở cửa phòng trực thì bất ngờ phát hiện bác sĩ Tr. đang có biểu hiện co giật. Lập tức một kip cấp cứu được cử đến ngay.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển đến BV Nhân dân 115 (TP.HCM) nhưng tử vong trên đường chuyển viện.

Nguyên nhân chính xác cái chết của bác sĩ Tr. đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên dựa vào các triệu chứng của vị bác sĩ, khả năng đột quỵ được nghĩ đến nhiều.

Trường hợp đột quỵ trong ca trực như bác sĩ Tr. không phải là hiếm có.

Cuối tháng 5/2019, bác sĩ Dương Ngọc Toàn (38 tuổi) – Phó Khoa Cấp cứu bệnh viện A Thái Nguyên được đồng nghiệp đã phát hiện trong tình trạng hôn mê, mặt tím tái, tay chân co giật tại nhà vệ sinh của bệnh viện sau khi kết thúc buổi làm việc sáng.

Bác sĩ Tr. đang hồi phục rất chậm sau khi bị đột quỵ. Ảnh: Trí thức trẻ

Ngay lập tức, các đồng nghiệp của anh Toàn đã tri hô nhau cùng cấp cứu cho anh Toàn. Tuy nhiên, anh Toàn rơi vào tình trạng ngừng tim. Các bác sĩ đã cấp cứu ngừng tuần hoàn rồi nhanh chóng chuyển anh lên Bệnh viện Bạch Mai.

Tuy sau đó anh đã thoát được bàn tay tử thần nhưng việc bình phục sau đột quỵ rất chậm. Mẹ anh Toàn kể thời gian trước khi bị đột quỵ, có một vài bác sĩ xin nghỉ, bệnh viện thiếu người nên Toàn phải trực đêm thường xuyên, lại thêm chủ quan về sức khỏe, ăn uống không đủ bữa nên suy kiệt dẫn tới đột quỵ. Mẹ anh cũng thường xuyên nhắc nhở con giữ gìn sức khỏe nhưng bà không rõ công việc của con vất vả như thế nào.

Cuối tháng 6 đầu tháng 7/2019, chỉ trong vòng 10 ngày, đã có 3 bác sĩ trẻ đầy tài năng của Trung Quốc qua đời do tai biến tim mạch trong ca trực tại bệnh viện.

Tai biến tim mạch là thủ phạm cướp đi cuộc sống của nhiều bác sĩ trẻ.

Đó là bác sĩ Trung Khoa Viện, phó giám đốc khoa Ung thư vú, bệnh viện Ung thư Hà Nam, qua đời ngày 28/6 ở tuổi 48; bác sĩ Vương Huy, khoa mắt bệnh viện Tongren Bắc Kinh cũng đã qua đời khi chỉ mới 32 tuổi vào ngày 1/7; bác sĩ Trương Hằng Vĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, cũng là phó giáo sư của Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam qua đời ở tuổi 31 vào ngày 4/7 khi con anh mới chào đời được 7 ngày.

Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đột tử do tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim đều có nguyên nhân sâu xa từ tình trạng làm việc quá sức của các bác sĩ. Những ca trực đêm căng thẳng, bệnh nhân đông, bệnh viện thiếu bác sĩ, tình trạng tăng ca thường xuyên... là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Vậy làm thế nào mà làm việc quá sức lại ảnh hưởng đến sức khỏe và đẩy mọi người đến cái chết từng bước một?

Trong y học, đột tử là hiện tượng một người 'nghĩ là đang khỏe mạnh làm việc bình thường' tự nhiên tử vong mà không cứu được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những cái chết trong vòng 6 giờ sau khi phát bệnh đều là đột tử, và hầu hết các trường hợp được tuyên bố thường tử vong trong khoảng 1 giờ.

Dữ liệu thống kê cho thấy, đối tượng của đột tử dường như nghiêng về nam giới và ngày càng trẻ hóa. Đột tử có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó đột tử do các bệnh về hệ thống tim mạch như nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 60%. Ngoài ra, các bệnh về đường hô hấp, bệnh hệ thần kinh, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, sốc phản vệ, thuốc và quá liều thuốc cũng có thể gây ra thảm kịch.

Còn theo các chuyên gia, tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 4 gây ra tử vong, chiếm 10-12% tỉ lệ tử vong. 3,65% tỉ lệ bệnh nhân phổ biến là người trên 50 tuổi. Trong đời sống, cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ.

Cho đến nay, việc ngăn chặn các bệnh tim mạch là một vấn đề khó khăn, nhưng bằng cách thay đổi thói quen sống bạn có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe một cách tối đa. Việc này hãy bắt đầu bằng một chế độ ăn uống khoa học, làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.

Nguyên nhân gây đột tử đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh hiệu quả.

Ăn các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, cá, thịt nạc, dầu thực vật, sữa

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc hay gạo lứt, lúa mạch là những loại thực phẩm rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng đóng vai trò điều hòa huyết áp và tim mạch.

Bên cạnh đó, dầu đậu nành, dầu oliu hay dầu hạt cải cũng được khuyên sử dụng trong việc chế biến các món ăn cho người có vấn đề về tim mạch vì đây là các loại dầu không chứa chất béo chuyển hóa, có hàm lượng cholesterol thấp.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Thậm chí chỉ cần 15 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa suy tim hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ (≤ 2 tầng lầu, không nên gắng sức) thay vì thang máy, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng…

Thay đi bộ, bạn cũng có thể tập thái cực quyền, đánh cầu lông hay đạp xe theo sở thích.

Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không uống rượu, hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Tránh uống nhiều đồ uống có cồn như bia rượu thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật