Thời gian vừa qua, hàng loạt các cơ sở thẩm mỹ hay các bác sỹ mổ “dạo” đã mạo danh bệnh viện thẩm mỹ kangnam lừa đảo trắng trợn khách hàng. Không những làm tổn hại uy tín thương hiệu Kangnam, những hành vi này còn gây rối loạn thị trường thẩm mỹ làm mất niềm tin từ chính khách hàng có nhu cầu làm đẹp.
“Loạn” cơ sở “giả danh” thẩm mỹ viện Kangnam lừa đảo khách hàng
Đánh vào nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, gần như thành phong trào của chị em, gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện đầy rẫy cơ sở làm đẹp tại Việt Nam đã lợi dụng tên tuổi uy tín của thương hiệu TMV Kangnam giả mạo, lừa đảo khách hàng nhằm mục đích trục lợi.
Ðược cấp phép hoạt động của Bộ Y tế và có uy tín từ nhiều năm qua trong phẫu thuật thẩm mỹ, thương hiệu thẩm mỹ viện Kangnam trở thành mục tiêu giả mạo của hàng loạt các cơ sở làm đẹp hoạt động “chui” với nhiều chiêu thức tinh vi, xảo quyệt.
Một số kẻ còn tự xưng danh là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại TMV Kangnam dụ dỗ, câu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ cắt mí, nâng mũi, nâng ngực, nâng mông... bằng những “lời nói có cánh” dù tay nghề không đảm bảo, không có giấy phép hành nghề. Rất nhiều khách hàng đã mất đi niềm tin vì thực tế, khi tới đây hoàn toàn khác xa so với quảng bá, thậm chí còn để lại những hậu quả đáng tiếc không mong muốn.
Rất nhiều bác sĩ tự xưng danh giả mạo bác sĩ làm việc tại BVTM Kangnam. |
Như ví dụ trường hợp chị N.X (Đồng Nai) đã cả tin một vị bác sĩ tự mạo nhận đã từng làm việc tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam có nhiều năm tu nghiệp ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, do bác sĩ tay nghề kém, không chuyên sâu nên ngay sau phẫu thuật nâng ngực, chị N.X đã gặp phải những biến chứng không mong muốn như ngực bị đau nhức, thâm tím.
Chia sẻ bức xúc với phóng viên, chị T.N.X (Láng Hạ, Đồng Nai) cho hay: “Mình đã phẫu thuật nâng ngực tại 1 cơ sở ở Đồng Nai, thấy quảng cáo có các bác sĩ đã từng làm việc tại BVTM Kangnam. Tuy nhiên, sau khi làm xong, ngực mình có biểu hiện căng tức, rất khó chịu. Mình đã đến gặp bác sĩ tại đây thì nhận được câu trả lời là bác sĩ vắng mặt.
Thực sự mình rất bức xúc trước thái độ làm việc của bác sĩ và nhân viên tại đây. Nhưng sau khi đăng tải lên mạng xã hội, mình mới biết cơ sở này mạo danh TMV Kangnam đề lừa đảo khách hàng. Và rất nhiều chị em cũng cũng giống trường hợp của mình bị lừa bởi cơ sở làm đẹp này”.
Ngay sau khi nhận được thông tin từ chị N.X, đại diện phía Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã có đính chính, phản hồi rõ ràng về sự vụ bác sĩ giả mạo tên tuổi thương hiệu làm ăn chộp giật.
Phía đại diện BVTM Kangnam đã có đính chính công khai với khách hàng. |
Hay như nhiều đối thủ tự lập ra những trang web ăn theo tên tuổi của thẩm mỹ viện Kangnam nhưng cung cấp các dịch vụ kém chất lượng để trục lợi. Đáng chú ý, các đối tượng làm fanpage này sử dụng logo, hình ảnh gây nhiễu loạn thông tin khiến khách hàng không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu giả danh TMV Kangnam lừa đảo, vi phạm pháp luật, Sở Thanh tra Y tế đã nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép. Qua kiểm tra, cơ sở này không có biển hiệu; không xuất trình giấy phép hoạt động, bằng cấp chuyên môn hay chứng chỉ hành nghề.
Ðây chỉ là vụ việc mới nhất trong muôn vàn chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trong ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ thời gian qua.
Đại diện thanh tra Bộ Y tế nhấn mạnh: “Với một cơ sở uy tín được cấp phép phẫu thuật thẩm mỹ, phải có giấy phép hoạt động minh bạch của Bộ Y tế, phải có bác sĩ có đủ điều kiện hành nghề theo đúng quy định của pháp luật.
Về dấu hiệu nhận biết các cơ sở làm đẹp giả mạo, chúng tôi vẫn khuyến cáo khách hàng nên tỉnh táo, lưu ý quan sát bên ngoài cơ sở xem cơ sở đó có đầy đủ biển hiệu với các thông tin địa chỉ, giờ làm việc, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu lừa đảo cần nhanh chóng trình báo với cơ quan chức năng để được giải quyết kịp thời”.
Những chiêu thức đánh lừa khách hàng:
Tung tin đồn thất thiệt: Một số đối thủ của Kangnam còn tung tin đồn TMV Kangnam lừa đảo mang tính cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra những chiêu trò nhằm triệt hạ uy tín đối thủ.
Giả mạo website: Nhiều trường hợp còn mua những tên miền có những cụm từ hoặc địa chỉ gần giống tên website của thương hiệu Kangnam.
Một fanpage giả mạo thương hiệu thẩm mỹ viện Kangnam trên mạng. |
Ghép hình: Một số thủ đoạn tinh vi như sử dụng kĩ xảo ghép hình các bác sĩ hoặc những người Hàn Quốc rồi tự tung hô là mình tu nghiệp Hàn Quốc dài hạn lâu năm.
Đóng vai, gắn mác giả: Tự xưng gắn mác bác sĩ làm việc tại Kangnam nhằm mục đích câu kéo, trục lợi khách hàng.
Đã đến lúc cần kiểm tra rà soát, xử lý thật nghiêm những cơ sở gian lận, mạo danh uy tín thương hiệu đơn vị khác để trục lợi, nhằm làm trong sạch, lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh ngành nghề làm đẹp.
Cách nhận diện thương hiệu thẩm mỹ viện Kangnam uy tín
Chúng tôi khẳng định, thẩm mỹ viện Kangnam đã được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế chính thức với 2 cơ sở địa chỉ như sau:
Cơ sở ngoài Bắc: 190 Trường Chinh - Đống Đa - HN
Cơ sở trong Nam: Số 84A - Bà Huyện Thanh Quan, P.9- Q.3- TP HCM
Đại diện từ phía Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cũng cho biết, ngoài fanpage chính thức của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, các fanpage có tên khác đều là giả mạo.
Những thông tin và hình ảnh bản quyền trên website của bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. |
Nhận diện Fanpage chính thức của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. |
Đây cũng là thương hiệu thẩm mỹ chuẩn Hàn đã đạt những tiêu chuẩn khắt khe nhất có sự hợp tác chuyển giao độc quyền với Hiệp Hội phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc (KCCS).
Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông, báo đài, ngành y tế đã vào cuộc nhanh chóng để làm rõ sai phạm của các cơ sở giả mạo thẩm mỹ viện Kangnam nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
PV