Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh báo chiêu trò vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học trên app ngân hàng

  • Bảo An (T/H)
(DS&PL) -

Từ 1/7, người dân phải cài đặt sinh trắc học để thực hiện thao tác chuyển tiền qua app ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dùng việc này nhằm mục đích lừa đảo.

Những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đã hướng dẫn người dân cài đặt sinh trắc học nhằm đảm bảo cho việc chuyển khoản online. Tuy nhiên, trong những ngày đầu thực hiện giao dịch có áp dụng thao tác sinh trắc học, khách hàng đã gặp khó khăn. Đặc biệt, nhiều người đã mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể cài đặt ứng dụng nhận diện sinh trắc học. Bất tiện và gặp khá nhiều lỗi điển hình như không thể giao dịch hay không thể đăng ký xác nhận sinh trắc học là vấn đề mà nhiều người gặp phải.

Chính vấn đề lại trở thành cơ hội để những đối tượng lừa đảo tiếp cận và sử dụng chiêu trò nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Cụ thể các đối tượng có ý đồ xấu giả vờ hỗ trợ khách hàng cài đặt sinh trắc học, nhưng thực tế lại chiếm đoạt thông tin khách hàng. 

Cảnh báo chiêu trò vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học trên app ngân hàng. Ảnh minh họa.

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học; sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.

Tiếp đến, đối tượng đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Sau khi lấy được thông tin của nạn nhân, các đối tượng chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.

Chia sẻ trên tạp chí Tri thức, bà Phạm Xuân Mai (Bình Phước) cho biết những ngày qua, bà liên tục nhận được cuộc gọi từ đầu số lạ, yêu cầu tiến hành xác thực sinh trắc học trên ứng dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bà Mai cho biết ban đầu có người gọi cho bà, giới thiệu là nhân viên ngân hàng hỏi đã xác thực sinh trắc học hay chưa. Người này nói với bà Mai ngày 1/7 là hạn cuối cùng phải cập nhật khuôn mặt, chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) để xác nhận dữ liệu.

Do chưa có nhu cầu, bà Mai tắt máy. Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhiều số điện thoại khác liên tục gọi điện, yêu cầu kết bạn Zalo, chụp ảnh CCCD 2 mặt kèm thông tin cá nhân của bà Mai để hỗ trợ xác thực sinh trắc học từ xa. Phải tới khi bà Mai nói sẽ tới trực tiếp chi nhánh ngân hàng ngay cạnh nhà, các cá nhân này mới không tiếp tục "khủng bố" điện thoại của bà.

Hay trường hợp của anh Nguyễn Đăng Đức (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết, mấy ngày qua chia sẻ trên mạng xã hội về việc khó xác thực sinh trắc học. Ngay sau đó, có đầu số lạ, tự xưng là nhân viên ngân hàng gọi đến yêu cầu cung cấp CCCD, mã pin để hỗ trợ xác thực sinh trắc học, thời gian chỉ mất 5 phút.

"Tôi nghi ngờ lừa đảo nên đã từ chối. Sau đó, tôi trực tiếp ra quầy để xác thực và chỉ mất vài phút để hoàn thành".

Một trường hợp tương tự là chị Hồng Nhung (quận Đống Đa, Hà Nội), chị Nhung cho biết, hai ngày nay, cô liên tục nhận được cuộc gọi từ đầu số lạ, dò hỏi đã xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng chưa và yêu cầu xác thực sớm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đầu số lạ liên tục nói cần phải hoàn thiện trước 1/7 nếu không sẽ bị khóa tài khoản, không thể giao dịch.

Người lạ yêu cầu kết bạn Zalo, chụp ảnh CCCD kèm các thông tin cá nhân để hỗ trợ xác thực từ xa. Tuy nhiên, Nhung không tin tưởng nên tắt máy và tự ra ngân hàng xác thực sinh trắc học, theo chia sẻ trên báo Dân trí.

Trước thực trạng này, cơ quan công an khuyến cáo người dân:

- Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng,... cho bất kì ai kể cả nhân viên ngân hàng.

- Ngân hàng không liên hệ trực tiếp với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học.

- Tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ qua Facebook, Zalo, SMS hoặc Email gửi đến điện thoại của bạn để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Đồng thời một số ngân hàng cũng đưa ra cảnh báo gửi đến các khách hàng. Như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa phát đi cảnh báo về hình thức lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc học nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng.

Vietcombank cho biết, kể từ ngày 1/7, thực hiện Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023, ngân hàng này đã triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến. Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng.

Nếu khách hàng không thể tự thao tác trên điện thoại thì hãy trực tiếp ra ngân hàng để đươc các nhân viên hỗ trợ.

Tin nổi bật