Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine mới nhất ngày 26/11: Kiev cạn kiệt đạn dược, xung đột Ukraine sẽ sớm chấm dứt?

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Các ấn phẩm của Mỹ trích lời giới chức Ukraine cho hay, nguồn cung đạn pháo cho họ đã sụt giảm tới hơn 30%.

VOV đưa tin, Ukraine đối mặt với thực tế khắc nghiệt là thiếu thốn vũ khí đạn dược, đặc biệt là đạn pháo 155mm sau khi Israel khởi động chiến dịch trên bộ ở dải Gaza. Về phương diện đạn dược, liệu Ukraine sẽ cầm cự được bao lâu?

Tổng thống Ukraine Zelensky phàn nàn với báo chí phương Tây rằng mức độ cung cấp đạn pháo 155mm của NATO đã giảm mạnh kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra mới đây. Cụ thể, các ấn phẩm của Mỹ trích lời giới chức Ukraine cho hay, nguồn cung đạn pháo cho họ đã sụt giảm tới hơn 30%.

Trong khi đó, Anatoly Matviychuk, một chuyên gia quân sự cho biết: "Rốt cuộc, Ukraine không có năng lực sản xuất ra đạn dược phương Tây. Còn về đạn dược kiểu Xô viết, thì họ từng có năng lực sản xuất, nhưng năng lực công nghiệp đó không còn nữa do đã bị các cuộc tấn công của Nga phá hủy".

Matviychuk giải thích rằng hiện tại Nga sử dụng mỗi ngày xấp xỉ 25.000 - 50.000 quả đạn pháo thuộc các cỡ nòng khác nhau, còn Ukraine đáp lại chỉ bằng 7.000 - 11.000 quả đạn pháo. 

Một người lính Ukraine ngồi bên các đầu đạn pháo và vỏ thuốc phóng ở tỉnh Donetsk hồi tháng 6/2023.

Được biết, trước đây, các chuyên gia châu Âu từng cho rằng quân đội Ukraine sẽ hết đạn dược vào năm tới và các nước phương Tây sẽ không thể bổ sung đầy đủ cho đến năm 2025.

Trong một bài viết phân tích kết quả không thành công chiến dịch phản công mùa hè của Ukraine, báo Le Monde của Pháp đã nêu bật 3 yếu tố chính: quyết định của Nga tự nguyện rút khỏi Kherson và xây dựng một tuyến phòng thủ phức tạp vào cuối năm 2022, năng lực chiến thuật chưa đủ mạnh của Ukraine và "chiều sâu chiến lược lớn hơn" của Nga hoặc khả năng thay thế nhân lực và trang thiết bị đã tổn thất.

"Năm 2024 sẽ đầy nguy hiểm đối với người Ukraine. Thiết bị đã được chuyển giao cho họ sẽ cạn kiệt, nhưng họ sẽ chỉ có thể khôi phục lại một phần vì năng lực sản xuất của phương Tây sẽ không đạt mức tối ưu cho đến năm 2025", nhà tư vấn rủi ro Stephane Audrand nói với Le Monde.

Theo ước tính từ các nguồn tin của Mỹ và Ukraine vào năm ngoái, lực lượng Nga đã duy trì lợi thế về pháo binh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, bắn số lượng đạn pháo mỗi ngày nhiều hơn từ 3 đến 10 lần so với Ukraine. Với tình trạng thiếu hụt ngày càng trầm trọng vào đầu năm nay, phía Mỹ bắt đầu hướng dẫn binh sĩ Ukraine thay đổi chiến thuật để tiết kiệm đạn dược.

XEM THÊM: Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 24/11: Đức sắp hết tiền để viện trợ cho Ukraine?

Trong khi đó, việc Israel cũng yêu cầu loại đạn 155mm ngày càng hiếm, Washington được cho là đã chuyển hàng chục nghìn quả đạn pháo trở lại kho của Israel, mặc dù ban đầu đã dành chúng cho Ukraine.

"Không giống Ukraine, Nga khó có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng vào năm 2024". (Tổng thống Nga) Vladimir Putin đã nỗ lực hơn một năm nay để đưa phần lớn nền kinh tế Nga vào trạng thái thời chiến. Mặc dù quá trình này không hoàn hảo, nhưng vẫn mang lại kết quả", Nikolay Bielieskov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Kiev, nói với Le Monde, theo Dân Trí.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật